Yêu thầm_26
Chương 26:
Cái tin Lực yêu con gái bạn thân chẳng mấy chốc mà lan từ đầu làng đến cuối làng. Người ta xì xào bàn tán như thể chục năm mới có một chuyện lạ xuất hiện. Các bà các mẹ thì có vẻ như về phe Thục Hiền, cho rằng phụ nữ nên lấy người từng trải yêu thương mình có nhiều tuổi tí cũng không sao. Như các anh ca sĩ nào đó hát bài “ba mươi bốn mươi” rần rần trên tivi một thời đó có sao đâu. Nhưng đa phần các chú các bác thì lại phản đối, có người còn gay gắt cho rằng không thể chấp nhận được. Còn các cô gái trẻ thì lại nhìn Lực và Thục Hiền thầm ao ước. Nếu như có một ông chú giàu sụ, đẹp trai và cưng chiều mình như vậy thì hơn 20 tuổi chứ 30, 40 mươi các cô cũng gật đầu đồng ý. Gu bây giờ của các cô là các ông chú lớn tuổi như trong phim Hàn Quốc ấy, chứ không phải là các op-pa mặt hoa da phấn non choẹt như hồi xưa nữa.
Chẳng biết có phải là do ông trời sắp đặt hay không mà vừa nói tuổi của Lực và Thục Hiền cái thì thầy đã phán ngay sang tháng sau cưới được. Hai người này là duyên tiền định rồi. Sang năm sẽ sinh quý tử. Bà Hường mừng quá cảm ơn ông thầy rối rít rồi còn biếu thầy thêm một khoản nho nhỏ nữa.
Bà Hường về bàn ngay với chồng chuyện cưới xin của Thục Hiền. Gia đình Lực neo người. Ông bà bố mẹ đều mất cả, chỉ còn một người cậu là còn sống ở quê. Ông Hoàng và bà Hường cũng không câu nệ chuyện hỏi cưới giữa hai họ vì họ đã biết rõ về nhau. Đám hỏi được tiến hành khá đơn giản, hai bên họ hàng gặp mặt rồi thắp hương lên bàn thờ nhà Lực, ngay bên cạnh nhà Thục Hiền mời ông bà bố mẹ về chứng kiến là xong. Chỉ có lễ cưới là được tổ chức rất lớn trên một khách sạn lớn ở thành phố.
Nhà ông Hoàng chỉ mỗi Thục Hiền thế nên thay vì như dưới quê, người ta chỉ mời cỗ con trai thì nhà Thục Hiền vẫn mời cỗ con gái. Họ hàng nội ngoại hai bên khá đông. Chưa kể đám bạn thời sinh viên và đồng nghiệp của Thục Hiền.
Bên Lực thì cũng không kém cạnh gì. Họ hàng tuy không đông lắm nhưng bạn bè làm ăn lại rất đông. Lực không trực tiếp phát thiệp mời đến đám bạn cũ cùng lớp mà chỉ thông tin cho lớp trưởng rồi thông báo đến cả lớp. Ai người ta còn không đi chứ đám cưới của Lực, người đàn ông độc thân vui tính lâu nhất lớp thì chỉ những người mắc bận công chuyện đột xuất mới phải bỏ lỡ. Mấy người còn mang theo cả con cả cháu đến đám cưới Lực. Người ta chỉ chỏ chú rể kia bằng tuổi bố mày đấy. Thế mà ai cũng ngờ chú rể đó chỉ ngót bốn mươi là cùng.
Đám cưới diễn ra ở khách sạn nhưng không khí thì vô cùng sôi nổi, hệt như một buổi công chiếu đình đám. Nếu như trong những đám cưới khác, người ta chỉ chú ý đến những món ăn trên bàn là chính thì ở đám cưới của Thục Hiền và Lực, người ta lại dõi theo từng cử chỉ, hành động, lời nói… tất tần tật của hai bên họ hàng. Thỉnh thoảng có những tiếng hú kích động vang lên cổ vũ, rồi rần rần cả chàng pháo tay nổi lên khi cô dâu và chú rể ra chào hai họ.
Thục Hiền lộng lẫy trong chiếc áo cưới trắng cách tân kiểu dáng áo dài truyền thống, đầu đội chiếc khăn chùm nhỏ xinh xắn e ấp và tinh khôi. Lực lịch lãm trong bộ vest đen giày da nam oxford đen, áo sơ mi trắng, túi vuông màu trắng.
Hai người đứng cạnh nhau trông rất xứng đôi không một chút chênh lệch tuổi tác nào. Ánh mắt Lực luôn hướng về phía vợ trìu mến nhìn cô. Bên dưới những trái tim thiếu nữ cũng đang thổn thức chờ đợi giây phút mình trở thành một cô dâu của ai đó trong chính lễ cưới của mình.
Cậu và mợ của Lực đại diện cho nhà trai phát biểu ý kiến và cảm ơn hai họ đã đến chung vui cùng gia đình. Ông Hoàng cùng vợ đứng trên sân khấu mỉm cười nhìn con gái rạng rỡ trong ngày vui nhất đời mình. Đến lượt ông Hoàng phát biểu. Ông run run cầm tay con gái trao cho con rể mình nói:
“Từ nay, tôi chính thức giao con gái tôi cho cậu. Thục Hiền đã được cậu chăm sóc từ bé. Nửa đời còn lại của nó, hãy thay tôi tiếp tục chăm sóc thật tốt cho nó. Chúng ta chính thức chấm dứt tình bạn ở đây. Con rể! Mong con hãy đối xử tốt với con gái của bố!”
Ông Hoàng vỗ vai Lực như cách mà những ông bố vợ vẫn thường hay làm với con trai mình.
Lực cúi đầu cảm tạ ông Hoàng như một hậu bối cảm tạ người đã sinh ra cô gái anh yêu. Mắt rưng rưng nhìn thằng bạn thân từ nay trở thành bố vợ.
Bà Hường nắm tay con dâu xúc động. Hai mẹ con nhìn nhau khóc, những giọt nước mắt không phải chia ly vì từ nay con gái mình sẽ về làm dâu nhà khác mà đó là những giọt nước mắt hạnh phúc vì con gái mình đã tìm đúng người mà nó yêu.
Cả hội trường lặng im rồi lác đác vài tiếng vỗ tay, cuối cùng là một tràng pháo tay vang dội. Tất cả mọi người đều dõi theo câu chuyện như cổ tích giữa đời thường, hạnh phúc, xúc động và cả những giây phút không nhịn được cười vì cách xưng hô hài hước, cử chỉ ngượng nghịu của hai người bạn thân nay đã trở thành bố vợ và con rể.
Hai vợ chồng Thục Hiền đi đến từng bàn chúc tụng. Ai nấy cũng đều hoan hỷ vui mừng đòi chụp hình chung với cô dâu chú rể, coi như là kỉ niệm về một đám cưới đặc biệt. Lực cũng khá vui vẻ, không cố tình tỏ ra lạnh lùng như trước kia nữa. Mấy người chọc anh có lẽ lấy được vợ rồi nên cơ mặt giãn ra không còn cau có như trước nữa.
Đến một bàn cách sân khấu khá xa là bàn bạn bè cũ của Lực. Một người phụ nữ ăn mặc kín đáo, mặt bịt khẩu trang ngồi thu mình lại dõi theo cặp vợ chồng trẻ từ lúc trên sân khấu đến khi họ đi từng bạn để chúc rượu. Người con trai trẻ đi cùng. Thục Hiền nhận ra ngay đó là Thiêm, con trai Diễm Hằng. Anh ta đến cùng mẹ. Người phụ nữ bịt mặt kia chính là Diễm Hằng. Ngồi cùng họ có bốn người cũng là bạn học cũ.
Thiêm đứng dậy rót một ly bia làm hai cốc đưa cho Lực rồi nói:
“Tôi là Thiêm, thay mặt mẹ tôi xin lỗi chú và cũng cảm ơn chú, đặc biệt là cô dâu đã giúp đỡ mẹ tôi qua cơn nguy kịch. Chúc hai người trăm năm hạnh phúc.”
Thiêm nói rồi một mạch uống cạn.
Lực cũng mời mọi người nâng ly rồi uống cạn cốc bia Thiêm mời.
Diễm Hằng ngồi im tại chỗ nhìn Lực và Thục Hiền nói: “Chúc hai người hạnh phúc. Có lẽ tôi là vị khách không mong muốn của hai người.”
“Dạ không đâu ạ. Chị đến đây khiến tôi vừa bất ngờ vừa cảm động. Thấy chị đã khoẻ tôi cũng mừng cho chị. Chúng tôi rất vui và hạnh phúc vì đã được chị chúc phúc. Thật cảm ơn chị rất nhiều.”
Thục Hiền rót một ly nước lọc vào cốc Diễm Hằng rồi đưa cho cô:
“Chúng tôi đã nhận lời chúc phúc của chị.”
Diễm Hằng nhìn cô gái trẻ nhưng lại rất biết cách ứng xử một cách tế nhị và lịch sự, có chút hổ thẹn về bản thân mình cũng nâng ly uống cạn. Khoé mắt cô ươn ướt.
Thục Hiền mỉm cười nhìn Diễm Hằng rồi cúi đầu cảm tạ một lần nữa. Hai người dắt nhau sang bàn khác.
Bốn người ngồi cùng bạn chẳng hiểu câu chuyện giữa bọn họ. Người này nhìn người kia khó hiểu. Họ biết trước đây Diễm Hằng thích Lực nhưng chuyện đó thì có can dự gì đâu. Đám cưới Lực mời cả lớp thì Diễm Hằng đến dự là chuyện bình thường. Thời trẻ ai mà chả có dăm ba mối tình, vài người theo đuổi. Nhưng câu nói Thiêm nói và Diễm Hằng nói lại càng làm họ rối thêm chả hiểu mô tê gì.
Diễm Hằng dường như cũng chẳng buồn giải thích lý do tại sao mình lại nói như vậy. Mục đích cô đến đây đã đạt. Lời muốn nói cũng đã nói xong. Thiêm nhìn mẹ mình vẫn còn xúc động nói:
“Mình về được chưa mẹ?”
“Ừm!” Diễm Hằng gật đầu.
Thiêm đứng dậy đỡ mẹ rồ cúi chào mấy người khác cùng bàn ra về.
Diễm Hằng ngồi trên xe ô tô. Lòng đã nhẹ nhõm hơn đôi chút. Cô tháo khẩu trang ra. Một bên má dù đã không còn chảy máu nhưng những vết sẹo chằng chịt làm vùng da cô co rúm lại. Hai tay Diễm Hằng run run sờ lên gượng mặt mình.
“Mẹ! Chúng ta đến bệnh viện luôn chứ?” Thiêm hỏi ý kiến mẹ về việc kiểm tra cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ da mặt sắp tới.
“Thôi, con chở mẹ về nhà đi. Mai mẹ đi cũng được.” Diễm Hằng từ chối.
“Vâng! Vậy cũng được. Mẹ về nhà nghỉ ngơi chút.”
Thiêm ngoan ngoan làm theo lời mẹ.
Diễm Hằng được con trai chở về nhà. Ông Thoại đã dọn ra ngoài để lại căn nhà cho cô. Diễm Hằng đã kể lại toàn bộ sự thật cho con trai mình nghe. Cô lấy ông Thoại vì bị bố ép, cô không hề yêu ông. Ông Thoại là một người chồng tốt nhưng lại yếu về khoản đàn ông . Diễm Hằng đã không yêu chồng lại càng chán chồng. Trong thời gian chung sống với ông Thoại, cô đã ngoại tình với nhiều đàn ông khác. Và kết quả là đã sinh ra Thiêm và Thy. Cả hai đứa con đều không phải là con của ông Thoại, trớ trêu thay, hai anh em lại là con của hai người đàn ông khác nhau.
Ông Thoại không chấp nhận được sự thật đã quyết ly hôn với vợ. Diễm Hằng cũng đồng ý. Thiêm cũng không nỡ ngăn bố mẹ. Họ đã đến mức này rồi có hàn gắn cũng không được nữa. Ông Thoại có một căn biệt thự ở dưới quê, ông xin được nghỉ hưu sớm rồi về đó sống cho thanh thản. Ông không muốn đối mặt với người vợ này. Cả đời ông coi như đã thất bại.
Thiêm không nỡ để mẹ mình ở lại chống trọi với thương tật. Miệng thì nói về phe bố nhưng vẫn qua lại chăm sóc mẹ. Dù sao thì người đàn bà này cũng đã sinh ra anh. Vợ anh thì ngược lại, cô càng khinh thường mẹ chồng ra mặt và cắt đứt luôn không qua lại nữa, chỉ thỉnh thoảng đưa cháu về thăm bố chồng ở quê.
Con gái Diễm Hằng đang học ở Hà Nội nhận được điện thoại mẹ bị tai nạn về nhà. Rồi họp gia đình thông báo tình hình hôn nhân của bố mẹ. Biết mình không phải là con gái ông Thoại mà là kết quả của những cuộc chơi bời không có điểm dừng của mẹ, cô đã rất sốc. Cô kiên quyết không nhìn nhận mẹ mà chỉ nhận ông Thiêm là cha.
Thiêm đưa mẹ về nhà, Diễm Hằng kêu con trai cứ về nhà mình. Từ trưa đến giờ đi với mẹ thế đủ rồi. Một mình Diễm Hằng nằm trong căn nhà rộng lớn, cô đơn và lạnh lẽo. Nhưng ít ra cô thấy trong lòng mình dễ thở hơn chút vì đã nói hết sự thật, còn hơn cứ sống với bộ mặt giả tạo suốt ngày trong cái mác gia đình hạnh phúc bao nhiêu kẻ ngưỡng mộ. Hạnh phúc không phải là thứ mà người khác có thể nhìn ra được, đó là cảm nhận của mỗi người. Dù sao thì đến cuối đời, Diễm Hằng cũng đã sống thật với con người của mình.