Nỗi đau dịu dàng_Chương 28

Chương 28

 

Cảm nhận được sự khó hiểu trong ánh mắt của cháu trai và của cả ông, Liễn bà nội chậm rãi nói tiếp:

 

“Ông ấy là ông nội của cháu. Đây chính là sự thật.”

 

“Nhưng còn ông nội…”

 

Thái Sơn ngập ngừng hơi khó xử nhìn bà nội rồi lại nhìn cụ Liễn.

 

Bản thân Ông Liễn cũng không thể giải thích được điều này nên hỏi bà:

 

“Bà đã lấy chồng. Ông ấy…”

 

“Đúng vậy, tôi đã lấy chồng. Và người đàn ông ấy là một người đàn ông tốt nhất trên đời này. Chính vì có người đàn ông đó nên mới có Thái Sơn, cháu trai của ngày hôm nay.”

 

Bà nội càng nói thì hai người càng thấy khó hiểu. 

 

“Bà… chuyện này là sao ạ? cháu không hiểu?”

 

Bà nội kêu Thái Sơn ngồi xuống rồi từ từ giải thích:

 

“Đây là một bí mật mà đáng lẽ bà sẽ mang theo xuống mồ. Ngay cả bố con cũng không biết sự thật này. Nhưng bà không ngờ những ngày cuối đời bà lại được gặp ông nội con. Có lẽ đây là ý trời.”

 

“Bà …bà nói vậy có nghĩa là…”

 

“Đúng vậy.”

 

Bà nội nhìn cụ Liễn rồi chậm rãi kể lại câu chuyện của cuộc đời mình.

 

Sau cái đêm trao thân chia tay người yêu vào chiến trường không lâu thì làng bà bị địch càn quét. Cả làng bị thương vong rất nhiều. Cả gia đình bà c, hết h, ết. Bà may mắn được cứu sống chính là nhờ các bác sĩ quân y trong một lần di chuyển bệnh xá về làng bà. Chính vì bị địch phát hiện nên mới bị càn quét. Sau khi được cứu sống bà mới mình có thai, một phần sợ tai tiếng không chồng mà chửa, một phần do gia đình đã mất hết không còn người thân nên bà đã bỏ đi khi đến một làng khác để sinh sống. Trong những tháng cuối thai kỳ vì làm việc vất vả nên bà bị ngất đi khi đang làm đồng giữa trưa. May thay gặp được bác sĩ Tú, người đã cứu bà trong bom đại loạn lạc lần trước. Nghe câu chuyện của bà, biết cha đứa trẻ là một chiến sĩ bộ đội đóng quân mãi tận biên giới chẳng rõ tung tích,  sống c, hết thế nào, ông ngỏ lời cưu mang bà. Đường cùng chẳng còn người thân lại sắp đến ngày sinh đẻ nên bà nhắm mắt đồng ý. 

 

Ba năm sau bà hỏi thăm tin tức của ông nhưng vẫn không có tin tức gì. Tưởng ông đã mất rồi. Vị bác sĩ này lại không có con vì bị trúng chất độc màu da cam khi thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường nên ông đã ngỏ lời với bà hai người về lại với nhau để bù đắp khuyết thiếu cho nhau. Sau khi đất nước thống nhất, ông Tú được chuyển ra tuyến bệnh viện Trung ương làm việc mang theo cả gia đình ra thành phố. Đứa con trai của bà khi ấy là ông Hải sau khi lớn lên theo cũng nghiệp cha nên đã theo học ngành Y. Được bố là một bác sĩ giỏi và có vai vế trong xã hội nên sau khi tốt nghiệp Đại học và hành nghề một thời gian ông Hải đã tự mở phòng mạch riêng và thành lập nên bệnh viện Tâm An phát triển hùng mạnh đến ngày hôm nay. Ông Tú đã ra đi và sống một cuộc đời trọn vẹn. Cho đến khi ông nhắm mắt ông Hải vẫn không biết người bố mà mình vẫn thường kính trọng không phải là cha ruột của mình. Ông luôn thần tượng và tôn kính người cha đó hết mực.

 

Kể đến đây cụ Liễn bỗng rưng rưng niềm xúc động không phải vì được nhận lại con cháu mà chính vì kính nể lòng bao dung và tình yêu thương vô điều kiện của vị bác sĩ đáng kính và giàu lòng nhân ái kia. Vợ con bà đúng là có phúc lớn khi được gặp người đàn ông như vậy. Một người đồng đội và cũng là một người cha của con ông.

 

Bà nội lau nước mắt rồi nói tiếp:

 

“Ông ấy trước lúc ra đi có dặn tôi rằng phải tìm bằng được ông nếu ông còn sống để cho con cháu nhận tổ nhận tông của mình.”

 

Thái Sơn lặng người không biết nói gì nữa. Anh chưa từng tưởng tượng có một ngày nào đó mình có đến hai người ông. Mà đều là những người đáng trân trọng và đáng kính như vậy.

 

Cuộc nói chuyện kéo dài đến cả 12 giờ đêm. Cả ba người đều bị cuốn vào câu chuyện xưa cũ mà quên mất đi thời gian. Lúc này điện thoại Thái Sơn chợt vang lên.

 

“Alo, con đưa bà đi đâu mà khuya rồi chưa về vậy?”

 

Giọng bà Ánh Tuyết lo lắng ở bên kia điện thoại nói khá lớn.

 

Thái Sơn hốt hoảng nghìn đồng hồ mới thấy đã muộn lắm rồi. Anh nhìn bà nội, một tay bịt loa điện thoại rồi nói khẽ với bà:

 

“Mẹ cháu gọi bà ạ!”

 

“Cháu đưa điện thoại cho bà nói chuyện với mẹ.”

 

Thái Sơn chuyển điện thoại cho bà nội.

 

“Tuyết à, Mẹ đây!”

 

“Mẹ. Mẹ đang ở đâu vậy ạ? sao đến giờ hai người vẫn chưa về? có việc gì xảy ra vậy mẹ?”

 

Bà Ánh Tuyết lo lắng hỏi một chặp.

 

“Mẹ vừa gặp một người.”

 

“Ai vậy mẹ?”

 

“Lát nữa các con sẽ biết.”

 

Ông Hải đứng bên cạnh vợ cũng sốt ruột xen vào:

 

“Mẹ nói gì hả mình?”

 

“Mẹ nói vừa gặp một người.”

 

“Ai vậy nhỉ?” Ông Hải sốt ruột lấy điện thoại của vợ rồi nói chuyện với mẹ:

 

“Mẹ… mẹ gặp ai vậy? Sao muộn rồi mà hai người còn chưa về nhà đi?” Ông Hải rất lo lắng vì chưa bao giờ mẹ ông lại đi về muộn như thế này cả.

 

“Ừ, một người đặc biệt.”

 

“Vâng. Vậy ngày mai nói chuyện tiếp được không mẹ chứ bây giờ muộn lắm rồi. Mẹ kêu thằng Thái Sơn chở bà về đi ạ.” Ông Hải không quan tâm mẹ mình gặp ai mà chỉ muốn mẹ mình an toàn trở về nhà ngay bây giờ.

 

“Ừ, mẹ biết rồi.”

 

Bà nội đưa điện thoại cho Thái Sơn.

 

Cụ Liễn nghe xong cuộc nói chuyện điện thoại của bà với con trai và con dâu thì giục:

 

“Muộn lắm rồi đó. Bà mau về nhà đi. Đêm xuống sương lạnh lắm.”

 

Bà nội nhìn ông lưu luyến:

 

“Ông về nhà với tôi!”

 

Cụ Liễn nghe bà nội nói vậy liền luống cuống từ chối ngay:

 

“Không được! Đêm hôm khuya khoắt thế này sao tôi có thể đến nhà bà vào giờ này được chứ.”

 

“Đó cũng là  gia đình của ông mà.”

 

Cụ Liễn nghe đến hai tiếng gia đình thì bỗng thấy cổ họng mình nghẹn đắng không nói được lời nào nữa. Lâu lắm rồi ông chưa từng được sống trong cái cảnh đầm ấm của hai tiếng gia đình đó. Một mình phiêu bạt bao nhiêu năm trời ở xứ lạ quê người, người thân thì đã mất hết từ lâu, không con không cháu, ông cũng quên mất cái cảm giác được gọi là gia đình từ bao giờ không rõ nữa. Nước mắt ông bỗng rơi xuống.

 

Bà nội cảm nhận được nỗi cô đơn và khát khao trong lòng cụ Liễn liền nói:

 

“Mình về nhà đi ông! Nếu như ông không đi cùng tôi về thì đêm nay tôi cũng không thể nào ngủ được.”

 

Thái Sơn nghe bà nói vậy cũng đồng tình với bà:

 

“Bà nói phải đấy ông  ạ. Bao nhiêu năm rồi bà vẫn luôn tìm ông. Đêm nào bà cũng mở những bản nhạc đàn bầu lên để nghe mới ngủ được. Hôm nay gặp lại ông thế này âu cũng là sự sắp đặt của ông trời để gia đình chúng ta gặp nhau. Ông hãy nghe lời bà đi ông.”

 

Thực ra cụ Liễn cũng đâu muốn rời xa bà nội trong giây phút này. Bao nhiêu năm rồi, chờ đợi mỏi mòn đến giờ phút này mới được gặp lại, ai mà nỡ lòng rời xa chứ. Huống hồ ở nơi đó đang có cả một gia đình của ông đang chờ đợi ông nữa.

 

Thấy ông chần chừ bà nội nắm chặt lấy tay ông:

 

“Về với tôi! Ông ấy chắc chắn sẽ mừng lắm! Đây cũng là tâm nguyện cuối đời của ổng.”

 

Điều mà cụ Liễn khúc mắc trong lòng nhất chính là vấn đề này. Dù sao thì ngôi nhà của bà nội đang ở bây giờ chính là nhà của ông Tú. Ông sợ mình không đủ tư cách để bước vào căn nhà đó. Gia đình đó là của ông Tú. Chính ông ấy đã dày công gây dựng và vun đắp lên nó. Ông chỉ là người tạo ra mà chưa có một ngày đắp xây. 

 

Bà nội hiểu được tâm tư này của người xưa nên đã nói trúng tim ông. 

 

“Vâng, vậy bà chờ tôi một lát!”

 

Cụ Liễn gật đầu rồi đi vào nhà thay một bộ quần áo mới cho gọn gàng, sạch sẽ mới dám đi cùng bà nội.

 

Ông Hải và bà Ánh Tuyết đang đứng chờ  đón mẹ ở ngoài đầu ngõ. Bà Ánh Tuyết còn cẩn thận cầm chiếc áo khoác để mặc cho mẹ chồng vì Thái Sơn chở bà đi chơi bằng bà xe máy về giờ này nên chắc là lạnh lắm.

 

Thái Sơn chở hai cụ già trên chiếc xe Honda cũ cũng hơi chật vật.

 

Thái Sơn xuống xe trước rồi đỡ cụ Liễn. Sau đó là đỡ bà nội xuống xe. 

 

Cụ Liễn ái ngại lùi lại đi đằng sau. Thấy có người đàn ông lạ bà Ánh Tuyết liền hỏi mẹ:

 

“Ai vậy mẹ?”

 

“Chúng ta đi vào nhà rồi hẵng nói chuyện!”

 

Bà nội chủ động dắt tay cụ Liễn đi vào trước. Ông Hải cũng ngạc nhiên lắm khi nhìn thấy mẹ ân cần với một người đàn ông khác như vậy. Bà Ánh Tuyết thì đi đằng sau cố tình nán lại chờ để hỏi con trai:

 

“Ai vậy con?”

 

Thái Sơn tỏ ra bí mật:

 

“Một người vô cùng đặc biệt với nhà mình.”

 

Bà Ánh Tuyết sốt ruột:

 

“Đặc biệt như thế nào? Sao đêm hôm  thế này mà lại đưa người lạ về nhà chứ?”

 

“Thì con đã nói là đặc biệt nên với về nhà mình vào lúc này mà. Mẹ cứ vào nhà đi rồi sẽ rõ.”

 

Bà Ánh Tuyết không moi được tin tức gì từ con trai thì lườm Thái Sơn nhường bước cho con đi trước còn mình đi sau rồi khóa cổng lại.

 

Cụ Liễn ái ngại ngồi xuống bên cạnh bà nội. 

 

Ông Hải lịch sự rót một cốc nước trà nóng mời ông trước cho ấm bụng rồi mới đưa cho mẹ.

 

“Thưa mẹ…cụ đây là…”

 

Bà nội cầm chén nước nóng xoay xoay trong tay rồi nhìn con trai:

 

“Con cứ ngồi xuống đi đã!”

 

Rồi bà nhìn sang cụ Liễn âu yếm nói:

 

“Ông cụ này chính là bố đẻ của con đấy.”

 

“Hả?”

 

Cả ông Hải và bà Ánh Tuyết đều đồng thanh thốt lên đầy ngạc nhiên.

 

Và Ánh Tuyết nhìn chồng. Ông Hải không nhìn vợ mà nhìn chằm chằm vào ông cụ:

 

“Mẹ… mẹ nói gì? Cụ ông này là bố đẻ của con?”

 

“Đúng vậy!”

 

Bà nội vẫn cầm chắc lấy tay cụ Liễn rồi xoa xoa lên tấm vai gầy đang rung rung của ông:

 

“Bố con đã tìm chúng ta gần hết cuộc đời mình rồi. Mẹ cũng không ngờ đến cuối đời mình lại có thể gặp lại bố con.”

 

“Mẹ…Vậy bố…”

 

Ông Hải miệng mấp máy nhìn lên bàn thờ nơi tấm di ảnh của người cha đã quá cố rồi lại nhìn về phía cụ Liễn hỏi mẹ.

 

Bà nội lại một lần nữa kể lại sự việc của hơn 50 năm trước khi bà lưu lạc và gặp được ông Tú.

 

Cả nhà như lặng đi trong câu chuyện của bà nội. Ông Hải giờ mới hiểu ra vấn đề tại sao mẹ mình lúc nào cũng giữ tấm ảnh chụp chung với một người đàn ông khác bên mình. Thỉnh thoảng ông bắt gặp bà lặng người đi rồi khóc và ôm tấm ảnh vào ngực. Ông Hải biết người đàn ông trong ảnh không phải là ông Tú bố mình. Ông cứ nghĩ đó là mối tình đầu của bà mà bà không thể nào quên được. Có những lúc ông cũng thầm trách mẹ mình vì ông thấy bố ông là một người chồng, người cha tuyệt vời như vậy mà bà nỡ lòng nào ôm một bóng hình của người đàn ông khác. Ông đã từng nói thẳng với mẹ về chuyện này. Hai mẹ con giận nhau một thời gian dài. Mãi sau đó nhờ ông Tú khuyên giải hai người mới làm hòa với nhau. Rằng đó là những kỷ niệm của mẹ và chúng ta cần tôn trọng sự riêng tư của bà ấy. Ông Hải không hiểu vì sao bố mình lại cao thượng đến như vậy. Bây giờ thì ông đã hiểu.

Hóa ra là ông ấy đã biết hết mọi sự việc rồi.