Ngoại truyện 2

Ngoại truyện 2:

 

An dừng lại đứng bên bờ hồ. Cô đứng nhìn phía chân trời xa xa. Mặt hồ gợn sóng bởi những làn gió lăn tăn. Không gian yên bình giống như trong tâm hồn cô lúc này vậy. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian mà cô cảm thấy thoải mái và đẹp nhất trong cuộc đời của mình.

 

Từng cơn gió nhẹ lướt qua tóc cô bay bay. An cảm thấy hơi lạnh lạnh nên bất giác đưa tay lên ôm lấy khuỷu tay mình.

 

Hiếu Nhân từ đằng sau tiến lại gần An rồi cởi chiếc áo khoác trên người mình nhẹ nhàng khoác lên vai cô.

 

“Lạnh đấy!”

 

An để yên cho Hiếu Nhân khoác chiếc áo trên vai mình, nhắm mắt lại hưởng thụ cảm giác dịu dàng từ anh.

 

“An à!”

 

Hiếu Nhân bất chợt gọi khẽ rồi xoay bờ vai cô lại đối diện với mình.

 

“Dạ!”

 

“Em có bằng lòng làm vợ anh không?”

 

Câu nói của Hiếu Nhân Không khiến An ngạc nhiên nhưng làm cô có chút bối rối.

 

“Em…Thực ra em đã sẵn sàng làm vợ anh từ lúc anh đón em ở chân núi rồi. Chỉ là em đang chờ anh.”

 

Hiếu Nhân cười rồi kéo An vào lòng mình hôn lên tóc cô.

 

“Cảm ơn em!”

 

“Không! Câu này phải là em nói với anh mới đúng! Em cảm ơn anh đã kéo em ra khỏi vùng này tăm tối của thù hận và tội lỗi. Cảm ơn anh đã cho em thấy được cuộc đời tươi đẹp và nhiều ý nghĩa như thế này. Cảm ơn anh vì đã cứu bố em! Cảm ơn anh đã đến với cuộc đời em!”

 

An thì thầm trong vòng ngực Hiếu Nhân. Cảm giác ấm áp tỏa ra giữa mùa Đông giá lạnh cứ lan tỏa từ người này sang người khác. Sự gắn kết giữa hai tâm hồn con người không biết tự lúc nào. gặp gỡ là duyên gắn bó với nhau là nợ. Hai Người họ có lẽ là đã định sẵn duyên nợ từ kiếp nào rồi. Gặp nhau là thấy mình đã thuộc về đối phương. Người ta nói thiên đường ở đâu xa chứ cô thấy thiên đường chính là ở nơi này. Nơi có anh, có tình yêu của cô và có những người mà cô yêu thương, trân trọng.

 

***

 

Hiếu Nhân về đến nhà thì thấy Hoa đang trong bếp nấu nướng.

 

Thấy anh về Hoa liền nói lớn:

 

“Em tưởng anh nấu cơm ở nhà rồi. Thế mà về chẳng thấy có gì ăn cả em đành phải vào bếp nấu cái gì anh tạm vậy.”

 

“Anh quên mất!”

 

Hiếu Nhân cười xòa rồi cởi áo xắn tay vào bếp phụ em gái.

 

Mấy chuyện nấu nướng này Hiếu nhân từ nhỏ vốn đã quen rồi. Anh không có quan điểm phụ nữ thì phải đứng trong bếp giống như những người đàn ông khác. Cứ có thời gian rảnh rỗi là anh sẵn sàng nấu cơm cho em gái thậm chí anh còn tranh thủ giúp em làm việc nhà. Hiếu Nhân rất thương Hoa nên luôn chủ động giúp cô mỗi khi rảnh. Chưa bao giờ anh ỷ lại những công việc lặt vặt như thế này dù anh là đàn ông và cũng bận rất nhiều việc.

 

Hoa nhìn điệu bộ của anh trai mình biết ngay hôm nay có chuyện gì vui lắm.

 

“Biết rồi. Nay lại đi chơi với người ta chứ gì? Quên cô em gái này rồi chứ gì?”

 

Hiếu Nhân không nói mà chỉ cười.

 

Hoa nhìn gương mặt đầy hạnh phúc của anh trai thì cũng cảm thấy vui lây.

 

“Thế hai người định bao giờ đây? Lâu quá rồi đấy! Em cũng sốt ruột thay rồi đây này!”

 

“Nếu em muốn đi trước thì cứ đi đi. Anh nhường!”

 

Hiếu Nhân trêu chọc.

 

“Anh không phải nói đâu nhé. Anh mà không tiến là em đi trước đấy!”

 

“Thế mà có người nói không lấy chồng đâu ở vậy chăm sóc cho anh trai cơ đấy!”

 

“Thì có người cũng nói cả đời này chăm sóc cho em gái mà!”

 

Hoa cũng chẳng chịu thua anh.

 

“Nhưng mà em là em của anh nên theo tôn ti trật tự em vẫn muốn nhường anh đi trước. Em muốn ngày cưới của em phải có cả anh và chị dâu đại diện cho bố mẹ em trao em cho người ta cơ.”

 

Hiếu Nhân nghe Hoa nói thế thì có chút xúc động khi nghĩ về sự thiệt thòi của em gái khi không có bố mẹ ở bên. Anh nắm bả vai em gái dịu dàng nói:

 

“Anh sẽ không để em phải thiệt thòi! Nhất định ngày cưới của em sẽ có đủ anh chị gả em cho người ta! Anh đã ngỏ lời cầu hôn với cô ấy rồi!”

 

Hoa nghe thấy thế liền hỏi dồn dập:

 

“Thế ý An thế nào? Nó có đồng ý không?”

 

Hiếu Nhân véo má em gái:

 

“Còn dám gọi là nó hả? Cô ấy sắp là chị dâu của em rồi đấy!”

 

“Thế hai người định bao giờ sẽ làm đám cưới? Em sốt ruột quá”

 

“Chuyện này…để hôm nào anh đưa cô ấy về quê ra mắt ông bà và bố mẹ.”

 

“Chắc ở nơi đó họ vui lắm anh nhỉ?”

 

Hoa bỗng rưng rưng nước mắt.

 

“Ừ.”

 

Câu nói của Hoa cũng làm Hiếu Nhân có chút bồi hồi.

 

Hoa không muốn anh mình nghĩ về quá khứ đầy đau thương đó nữa nên vội hối:

 

“Thôi mẹ ăn cơm đi anh!”

 

“Ừ!”

 

Hai anh em nhanh chóng dọn cơm ra bàn rồi ngồi ăn với nhau. Thông thường dù bận thế nào thì trong ngày hai anh em cũng phải ăn với nhau một bữa cho có không khí gia đình. Thường là vào buổi cơm chiều. Ngày Hoa còn đi học Hiếu Nhân mới ra trường công việc nhiều, có hôm tối muộn mới về thấy em gái đã nấu cơm xong và nằm gục bên mâm cơm chờ anh. Hiếu nhìn xót em gái lắm nên luôn cố gắng thu xếp để về sớm nhất có thể, cùng nhau ăn với em một buổi cơm cho ấm cúng. Họ vẫn giữ thói quen đó cho đến tận bây giờ.

 

***

 

Hiếu Nhân đến gặp ông bà Trọng xin phép được qua lại với An. Khỏi phải nói ông Trọng bà Nhiên và cả Hoài nữa đều mong đợi ngày này lâu lắm rồi. Họ cũng biết cả hai người đều có tình cảm quấn quýt với nhau nhưng chỉ là chưa công bố với họ mà thôi. Từ sau độ An lên núi tham dự khóa tu thiền rồi trở về cùng Hiếu Nhân bà Nhiên đã không còn giục cô đi lấy chồng nữa. Bởi bà biết An đã có sự lựa chọn cho mình rồi. Chỉ là bà hơi sốt ruột khi họ mãi vẫn chưa thông báo với các bậc tiền bối mà thôi. Đến bây giờ thì cả ông Trọng và bà Nhiên đều mãn nguyện. Bởi người đàn ông xứng đôi và phù hợp với An nhất lúc này chính là anh chàng luật sư đã có đại ơn với gia đình ông bà kia.

 

Hiếu Nhân xin phép ông bà được đưa An về quê thắp hương cho ông bà nội và bố mẹ anh. Cũng là dịp để An ra mắt với tổ tiên. Hiếu Nhân chưa từng dẫn ai về nhà mình. Ông Trọng bà Nhiên cũng rất vui lòng để anh đưa con gái về ra mắt tổ tiên bên đó. Coi như hai bên đã chấp nhận chỉ thiếu cái đám cưới mà thôi.

 

Hai người về quê trong một ngày chủ nhật. Căn nhà từ đường cấp 4 nằm yên bình trong một khu đất rộng. Tuy hơi vắng vẻ nhưng vẫn được quét dọn sạch sẽ. Vừa bước vào sân Ăn đã cảm giác nơi đây rất thân thuộc với mình. Cô đi theo Hiếu nhân ra sân giếng.

 

An tuy được sinh ra ở thành phố nhưng cũng có thời gian đi dạy học ở nông thôn nên cũng có nhìn thấy những giếng nước kiểu này. Tuy nhiên bây giờ đã không còn giếng múc nước như thế này nữa mà đã thay bằng máy bơm nước. Những gia đình mà giữ được những chiếc giếng như thế này chắc còn đếm trên đầu ngón tay.

 

Hiếu Nhân cúi người đưa chiếc gầu xuống giếng kéo lên rồi đổ ra thau nước.

 

An nhúng tay xuống. Dòng nước mát lạnh như suối trong veo. Tuy là mùa đông nhưng nước ở đây lại không lạnh cóng như nước máy mà rất ấm.

 

“Lạ thật đấy! Không lạnh chút nào anh ạ!” An vừa nói vừa cười ngước nhìn Hiếu Nhân.

 

“Lâu lắm rồi em mới có cái cảm giác như thế này anh ạ!”

 

Hiếu Nhân nhìn An mỉm cười rồi lại bước tiếp một cầu nước nữa đổ ra xô.

 

“Cái giếng này có mạch nước ngầm rất sâu. Vì thế mà nó không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ ở trên mặt đất. Mùa đông thì sờ vào rất ấm còn mùa hè lại rất mát. Ngày xưa mỗi lần vào mùa hè những nhà xung quanh thường sang nhà ông bà anh để xin nước tắm cho mát đấy. Đây là một trong số những chiếc giếng hiếm hoi còn sót lại ở làng anh.”

 

 

Hiếu Nhân tự hào kể về sự tích cái giếng của ông bà nội anh để lại.

 

“Chắc ngày còn bé anh có rất nhiều kỷ niệm ở nơi này đúng không?”

 

“Đúng vậy, rất nhiều kỉ niệm!”

 

Giọng Hiếu Nhân hơi hơi chùng xuống.

 

An nhìn thoáng qua thấy nét gì đó đọng lại trong ánh mắt Hiếu Nhận khác hoàn toàn với thái độ vui vẻ lúc nãy.

 

“Anh!”

 

An khe khẽ lay tay Hiếu Nhân.

 

Hiếu Nhân nắm chặt tay An cười:

 

“Mình vào thắp hương cho ông bà đi em!”

 

“Dạ!”

 

An ngoan ngoãn đứng dậy bê mâm trái cây đã rửa sạch đi theo Hiếu Nhân vào trong nhà.

 

An bày biện trái cây lên bàn thờ. Hiếu Nhân nthắp nhang rồi đưa cho An. Hai người đứng nghiêm trang trước bàn thờ gia tiên.

 

“Thưa ông bà, bố mẹ! Hôm nay con đưa người con gái này về để giới thiệu với mọi người đây ạ! Từ nay cô ấy sẽ là người của gia đình mình!”

 

Hiếu Nhân nói xong thì nhìn sang An.

 

An cũng nhìn anh rồi gật đầu mỉm cười thắp nhang hương lên bàn thờ tổ tiên.

 

“Kể từ bây giờ em đã là người nhà anh rồi nhé!”

 

Hiếu Nhân lại nhìn An trìu mến. An khẽ nhướng miệng cười rồi đứng nhét vào người anh.

 

Có tiếng bước chân từ ngoài sân khiến cả Hiếu Nhân và An đều quay ra.

 

Một người phụ nữ trung niên, gương mặt xương xẩu đi vào.

 

“Cô thấy xe đậu từ đầu ngõ nên nghĩ là cháu về thăm.”

 

Người phụ nữ mở lời trước.

 

An nhìn Hiếu Nhân. Anh hiểu ý cô liền nắm tay An rồi giới thiệu:

 

“Đây là cô Nhung cô ruột anh.”

 

Sau đó thì quay sang An nói:

 

“Còn đây là ăn vợ sắp cưới của cháu.”

 

Cô Nhung nghe thấy Hiếu Nhân giới thiệu vợ sắp cưới gương mặt có chút khó hiểu rồi gượng cười:

 

“Ra là vậy.”

 

“Cháu chào cô ạ!”

 

“Ừ.”

 

Cô Nhung có vẻ như không muốn tiếp chuyện nhiều với An.

 

“Vậy chiều nay hai cháu có ở lại đây ăn cơm thì sang nhà cô.”

 

“Thôi cô ạ. Chúng cháu có chút việc.”

 

“Ừ nếu không tiện thì thôi vậy. Để cô thắp cho ông bà nén hương!”

 

Nói rồi cô Nhung vội vàng thắp hương lên bàn thờ gia tiên rồi lấy cớ ra về.

 

An cũng chỉ kịp chào hỏi đôi câu. Cô thấy hơi khó hiểu vì cảm giác như Hiếu Nhân và cô ruột mình có gì đó hơi gượng gạo. Nhưng thấy Hiếu Nhân không nói nên cô cũng không tiện hỏi.

 

Hiếu Nhân chở An đến thăm mấy nhà họ hàng và vài người bạn cũ cùng quê. Họ ở lại nhà một người bạn thân từ thời cấp 3 của anh ăn cơm xong mãi đến chiều mới quay về nhà mình.

 

Một cậu bé tầm 15, 16 tuổi đang quét dọn sân nhà. Thấy Hiếu Nhân về cậu bé buông cây chổi hớn hở chạy ra ngỏ mở toang cánh cửa cổng.

 

“Em chào anh chị!”

 

Thằng bé ngoan ngoãn cúi đầu khoanh tay chào Hiếu nhân và An.

 

Hiếu Nhân bước xuống xe thái độ rất vui vẻ khác hẳn với lúc gặp người cô ruột của mình.

 

“Đây là chị An. Chị ấy sẽ là chị dâu của em đấy.”

 

Hiếu Nhân vui vẻ giới thiệu.

 

“Em chào chị An ạ. Em cũng mới nghe mẹ nói anh hiếu Nhân dẫn vợ sắp cưới về.”

 

“Ồ hóa ra em là con trai của cô Nhung!”

 

An cũng vui vẻ đáp lời.

 

Ba người họ vào nhà trò chuyện vui vẻ. An để ý đến thái độ của Hiếu Nhân rất thương và quý đứa em trai này hoàn toàn trái ngược với thái độ với cô Nhung.

 

Hoá ra nhà cửa sạch sẽ gọn gàng chính là thằng bé này hôm nào cũng sang dọn rửa. Cứ đi học về là nó lại sang quét nhà rồi học bài và ngủ ở đó luôn. Hèn gì mà nhà không có người ở vẫn gọn gàng và ngăn nắp như vậy.

 

Thằng bé năm nay thi cuối cấp nên nó ở bên đây suốt. Đến giờ ăn cơm mới về nhà. Hôm nay nó đi học thêm nên mãi đến chiều mới về nhà. Thấy Hiếu nhân và An có ý muốn lại nhà đêm nay, cậu bé ý tứ về nhà ngủ nhường không gian riêng tư cho anh chị.

 

Thằng bé tỏ ra rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Mối quan hệ của Hiếu nhân với nó cũng rất thân thiết và vui vẻ. Đương nhiên điều này dấy lên thắc mắc trong lòng An rất nhiều. Có một lý do nào đó nên Hiếu nhân mới có hai thái độ khác nhau như vậy với cô ruột và em trai họ.

 

Hiếu Nhân cũng hiểu được thắc mắc của người yêu nên cầm tay cô hỏi:

 

“Chắc là em thấy hơi ngạc nhiên đúng không? Tại sao thái độ của anh và cô Nhung với thằng Toàn lại khác nhau như vậy?”

 

“Em cũng thấy hơi lạ.Em sắp làm vợ anh. Em cũng muốn hiểu thêm về anh. Về hoàn cảnh và cuộc sống trước đây của anh. Em muốn biết anh đã trải qua những gì giống như anh đã từng đi bên cạnh em những ngày qua vậy.”

 

Hiếu Nhân nghe An Nói vậy thì cảm thấy ấm lòng lắm. Anh kéo An ngồi xuống chiếc giường đơn ôm cô trong vòng tay mình rồi kể lại quãng đường mà anh đã từng đi qua.

 

Ngôi nhà này vốn là ngôi nhà từ đường của tổ tiên để lại cho ông bà anh. Sau khi bố mẹ Hiếu Nhân không may qua đời vì một tai nạn giao thông thì ông bà Hiếu Nhân có gọi gia đình cô Nhung về ở để tiện chăm sóc cho hai cháu nội. Một thời gian sau ông bà cũng lần lượt qua đời. Lúc này vợ chồng cô Nhung bày mưu tính kế đuổi cháu ra khỏi nhà hòng chiếm giữ ngôi nhà từ đường. Họ hàng dù muốn giúp anh em Hiếu Nhân nhưng cũng không thể giúp bởi vì ngôi nhà này vẫn là đứng tên ông bà nội. Mà hàng thừa kế thứ nhất thuộc về con cái của ông bà. Đương nhiên về pháp luật thì cô Nhung được hưởng trọn gia tài. Dù hàng xóm và họ hàng có khuyên răn thế nào cô Nhung cũng nhất quyết đuổi anh em Hiếu Nhân ra đường. Một cậu bé mới học cấp 3 phải ở nhờ hết nhà người này đến nhà người kia. Học xong lớp 12 anh đi làm phụ hồ một năm dành dụm tiền lo cho em sau đó mới ôn thi đại học. Hiếu Nhân quyết định thi luật cũng bởi vì hoàn cảnh của anh. Anh muốn giúp những người yếu thế hơn mình. ban ngày đi học ban tối anh chạy bàn làm đủ thứ việc miễn là có tiền để lo cho em gái. May mắn cho anh vì thông minh và ham học hỏi nên khi vừa ra trường anh đã được một công ty tư nhân nhận về làm việc. Hiếu Nhân cãi thắng nhiều vụ khó nên trở nên nổi tiếng. Anh được người ta hậu tạ những khoản phí rất lớn. Vì thế không những đủ tiền lo cho em ăn học mà còn mua được nhà cửa trên thành phố.

 

Sau khi nghe tin ngôi nhà từ đường của ông Bà để lại đã bị cô ruột của mình cầm nợ do bài bạc, Hiếu Nhân đã quay về và chuộc lại ngôi nhà. Anh quyết tâm phải giữ lại ngôi nhà từ đường của tổ tiên để có nơi thờ phụng ông bà và bố mẹ mình. Cô Nhung cũng từ đó mà có phần hổ thẹn với cháu trai nên không dám ở nữa. Chỉ có đứa con duy nhất của cô là thằng Toàn hiểu chuyện nên lúc nào nó cũng đứng về phía Hiếu Nhân. Hiếu nhân cũng rất thương nó. Lần nào về anh cũng cho thêm tiền để nó trang trải học hành vì mẹ nó đâm vào cảnh túng quẫn nợ nần không lo được. Ngôi nhà mẹ nó đang ở cũng chính do Niếu Nhân bỏ tiền ra mua cho cô mình. Cho dù trước đây cô Nhung có ăn ở bất Nhân bất nghĩa với cháu ruột nhưng dù gì cũng là máu mủ nên Hiếu Nhân quyết định cưu mang họ. Hơn nữa anh cũng không muốn ông bà nội mình phải buồn.

 

An nghe xong câu chuyện của Hiếu Nhân thì nhìn anh không chớp mắt.

 

“Em sao thế?”

 

“Giờ em đã hiểu vì sao anh lại muốn em được chữa lành rồi. Hóa ra anh đã từng bị tổn thương nhiều đến thế!”

 

Hiếu Nhân quay người ôm An vào lòng nói:

 

“Cuộc đời ai mà không trải qua những tổn thương chứ. Quan trọng là mình phải như biết đi trên những tổn thương đó và có thể nhìn nó một cách thản nhiên nhất. Mình đến với cuộc đời này để đối mặt với những điều như ý và cả những điều bất như ý. Cứ nghĩ là như vậy thì sẽ thanh thản đi qua nó.”

 

An rúc vào lòng Hiếu Nhân. Người đàn ông của cô đúng là không đơn giản một chút nào. Anh đúng là xứng đáng với cái từ vĩ đại. Cô thấy mình thật nhỏ bé trước anh.