Lấy vợ xấu_Chương 45_Kết

 

Chương 45: (Kết)

 

Bà Mai gửi vội cháu ngoại cho một người họ hàng, tất tả nhờ em trai ruột là cậu của Thanh chở mình lên bệnh viện. 

Thanh được người dân đưa lên bệnh viện huyện cùng với mẹ Lãm nhưng tình trạng của cô quá nặng nên các bác sĩ đã phải chuyển tuyến cho cô lên bệnh viện tỉnh.

Thanh bị vỡ xương gò má, đa chấn thương não, dập thân não dù được các bác sĩ phẫu thuật khẩn cấp nhưng cô vẫn bị lâm vào tình trạng hôn mê sâu. Bác sĩ tiên đoán tình trạng của cô rất nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong rất cao nên cho người nhà vào nhìn mặt lần cuối.

Cả đầu và mặt Thanh được băng bó kín chỉ để lộ hai con mắt. Bà Mai ngã quỵ khi nghe bác sĩ thông báo tình trạng của con gái. Hai mắt bà trũng sâu, hai tay run run lần lần thành giường bệnh rờ rờ tay con gái.

“Thanh ơi! Con ơi! Mẹ xin lỗi con! Con thành ra thế này tất cả là tại mẹ. Mẹ đã nuông chiều theo mọi ý thích của con mà không hề chỉ dẫn cho con cái nào đúng, cái nào sai. Bố con mất sớm. Một mình mẹ ở vậy chắt chiu nuôi con. Mẹ cho rằng con thiệt thòi nên cố gắng bù đắp cho con, mẹ chiều theo mọi ý muốn của con. Những chuyện sai trái con làm mẹ điều biết cả, thế nhưng mẹ đã nhắm mắt cho qua, mẹ bênh con trong mọi hoàn cảnh. Mẹ luôn đứng về phía con cho dù con làm những việc sai quấy. Mẹ cứ ngỡ đó là tình thương của mẹ dành cho con, mẹ muốn bù đắp cho con những gì còn còn thiếu. Mẹ có ngờ đâu tất cả những việc làm của mẹ đã vô tình đẩy con vào con đường tội lỗi và cuối cùng là thảm cảnh ngày hôm nay. Cuộc đời mẹ tất cả chỉ có con làm lẽ sống duy nhất. Con đi rồi, mẹ phải làm sao? Có lẽ ông trời đang trừng phạt mẹ rồi con ơi! Mẹ là một người mẹ tồi tệ nhất trên thế gian này! Nếu có kiếp sau con đừng làm con của mẹ! Mẹ xin lỗi con!”

Người phụ nữ già nua hoàn toàn suy sụp. Những lời nói nghẹn ngào tuôn ra quyện vào những giọt nước mắt nhẹ nhàng và đau buốt từng thấu tận tim can.

“Bác!” Người em ruột của bà Mai cũng không kiềm được xúc động, hai mắt đỏ hoe ôm lấy người chị bất hạnh của mình. Ông không khóc vì đứa cháu đang hấp hối trên giường bệnh kia mà khóc vì người đàn bà đang tàn tạ bên đứa con gái duy nhất của mình đang dần trút những hơi thở cuối cùng của cuộc sống.

“Cậu!” Bà Mai gục mặt vào lòng em trai mình.

“Con bé nó đi rồi. Âu cũng là một sự giải thoát cho nó. Chị đừng trách bản thân mình nữa. Có người mẹ nào mà không mong muốn con mình có cuộc sống tốt đẹp đâu. Bao nhiêu đứa bố mẹ rượu chè, đánh đập nó chả ra gì mà nó vẫn sống tốt đấy thôi. Chuyện ra ngày hôm nay hoàn toàn không phải lỗi của chị. Chị đừng dằn vặt bản thân mình nữa. Chị khổ đủ rồi. Từ nay rang sống mà chăm sóc con bé. Hi vọng nó sẽ không đi theo vết xe đổ của mẹ nó.”

“Tít…tít…tít…” Một loạt những âm thanh liên tiếp rú lên trên màn hình điện tâm đồ.

“Bác sĩ! Bác sĩ ơi!” Ông cậu thảng thốt đứng bật dậy chạy ra ngoài kêu bác sĩ.

Tay bà Mai run run đặt lên ngực con. Thanh đã trút hơi thở cuối cùng, tim cô đã hoàn toàn ngừng đập. 

Bà Mai vòng tay ôm lấy thi thể con gái òa khóc. Trên gương mặt đang băng bó chi chit những mảnh vải màu trắng, hai dòng nước mắt đăng lăn rơi tự lúc nào.

***
Đám tang của Thanh diễn ra rất đơn giản và nhanh chóng ngay sau đó. Người làng đến coi rất đông. Những câu chuyện về Thanh vẫn được lan truyền rì rầm trong đám đông không dứt. Bà Mai đổ rạp trước linh cữu con. Con bé thì đã được mang sang nhà bà con gửi, không cho về nhà. Người ta sợ con bé còn nhỏ bị hơi lạnh của người chết không tốt.

Thanh được chôn bên cạnh mộ của Hiếu cách đấy không xa. Người ta đưa đám Thanh rồi chôn cất chỉ trong một thời gian ngắn rồi về hết. Bên dãy  bên kia là mộ Hiếu. Một người đàn bà đang túc trực bên ngôi mộ anh từ sáng sớm. Đó là bà Nhàn mẹ anh. Từ lúc nghe tin Thanh chết sẽ chôn ở nghĩa địa làng, bà đã ra canh chừng mộ con trai từ sáng sớm rồi. Người ta đi coi đám tang của Thanh chỉ tập trung bàn tán chuyện của cô chứ không để ý đến một bà già cũng đang còm cõi bên bia mộ con trai mình.

Bà Nhàn ngồi canh mộ như vậy cho đến tối, khi con Lan ra tìm mới trở về.

“Mẹ ơi! Lạnh rồi về đi!”

“Mẹ phải canh anh mày. Mẹ nhất định phải dặn nó không được dây dưa với con bé kia nữa. Anh mày chết rồi nó cũng quyết đeo bám không tha. Mẹ không thể để con trai của mình lại gặp tai họa vì cái giống đàn bà đó nữa.”

“Mẹ! Chị ta cũng chết rồi. Mẹ đừng nguyền rủa nữa. Mẹ về nhà đi! Ngoài này bây giờ lạnh lắm. Mẹ mà ốm nữa thì khổ lắm!”

Con Lan vừa nói vừa xốc nách mẹ nó lên dỗ dành. Từ ngày Hiếu mất, bà Nhàn thỉnh thoảng lại ngây dại ra như vậy, phải dỗ dành như con nít mới chịu nghe lời.

Con Lan dẫn mẹ nó về qua con đường mòn nhỏ, phải đi qua ngôi mộ mới chôn của Thanh. Bà Nhàn vẫn không chịu được quay lại nhặt một viên gạch ném thẳng về phía ngôi mộ của Thanh cái bụp.

“Mẹ!” Con Lan gằn lên, nó hơi bực với hành động thái quá của mẹ nó: “Người chết rồi, để người ta yên đi mẹ! Mẹ nghe lời con đi! Nhà mình đã bao nhiêu chuyện thế này rồi! Mẹ maf làm thế lỡ kinh động đến người chết người ta về người ta hành cho thì làm sao?”

Con Lan vừa nói vừa mếu. Dường như nó cũng đang phải chịu đựng một gánh nặng không nhỏ.

Bà Nhàn thấy con gái khóc dở mếu dở thì cũng không dám làm gì nữa mà ngoan ngoãn theo nó đi về nhà.

***

Từ dạo Thanh mất, nhà bà Mai có vẻ yên ổn hơn. Không biết có phải do con gái phù hộ hay không nhưng công việc của bà Mai thuận lợi hẳn. Mấy người bán buôn thương hoàn cảnh của bà già phải nuôi cháu ngoại thay con gái nên luôn ưu tiên, dành những hàng tốt hàng ngon cho bà nhưng lại lấy với giá rẻ. Người mua hàng cũng ủng hộ, bà bán đắt hàng hơn. Cháu gái thì gửi nhờ hàng xóm, bà về sớm hơn ngày trước rất nhiều. Không phải thức sớm từu ba bốn giờ sáng để đạp xe lên chợ huyện lại còn bán hàng hết sớm từ  tám chín giờ nên bà Mai khỏe hẳn ra.

Bán hàng một thời gian được một ít lời cộng với số tiền bồi thường hơn một trăm triệu đồng từ Lãm, bà Nhàn trích ra một phần mở một sạp bán rau nhỏ ở ngay tại nhà để bán cho hàng xóm đồng thời cũng để tiện cho việc chăm cháu ở nhà. Hàng xóm làng riềng cũng không kì thị hay nói ra nói vào như trước nữa. Họ đều đến ủng hộ hoặc khi có việc đều sẵn sàng giúp bà.

Con bé trộm vía ít ốm đau nên cũng đỡ cực. Bà cháu có đồng ra đồng vào nhờ quán rau cộng với khoản tiền trợ cấp của Lãm 3 triệu đồng mỗi tháng cho đến khi con bé được mười tám tuổi nên cũng dư dả chút ít. Thỉnh thoảng ông nội con bé cũng đến thăm cháu rồi biếu ít sữa bánh. Lãm phải lãnh án đi tù mười lăm năm nên không thể đến thăm con. Bà mẹ anh hận Thanh nên cũng không thèm ngó ngàng gì đến cháu. Chỉ có ông bố là còn chút lương tâm thỉnh thoảng vẫn đến thăm và chấp nhận nhìn nhận nó.

Về phần ông Tôn, sau cú sốc con trai mất, ông bị đột quỵ lâm vào hôn mê sâu mãi không tỉnh. Nam phải cậy nhờ mối quan hệ của mình mang ông rat rung ương rồi mời cả những bác sĩ đầu ngành thăm khám cho ông. Nằm được một tuần thì ông Tôn tỉnh lại nhưng lại bị mất trí nhớ hoàn toàn. Ông không nhận ra ai. Hoài phải xin nghỉ việc ở bệnh viện để ra Hà Nội chăm bố chồng. Ông vẫn không nhận ra con dâu cũ của mình.

Tình trạng của ông Tôn đã tạm thời ổn định, Hoài bàn với Nam chuyển ông về bệnh viện huyện nơi mình làm việc để cô tiện chăm só cũng như theo dõi tình hình sức khỏe của ông. 

Được một tuần thì ông Tôn đi lại và ăn uống bình thường được. Chỉ có điều ông không nhận ra ai cả. Bác sĩ chẩn đoán ông bị mất trí nhớ vĩnh viễn do chứng của đột quỵ. Trước đây ông từng bị đột quỵ một lần nên lần này khi bị đột quỵ lại, nguy cơ mắc trí nhớ tăng cao. May mắn là ông đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.

Chuyện của Hiếu đã xong xuôi, Hoài mới báo tin cho bà Nhàn về tình hình của ông Tôn rồi dặn con Lan cứ ở nhà chăm mẹ. Chuyện ông Tôn đã có cô lo. Con Lan nghe lời chị dâu ở nhà chăm lo việc nhà mà cả bà Nhàn đang ốm dở vì chuyện của Hiếu. Mãi đến khi Hoài chuyển ông về bệnh viện huyện thì bà Nhàn và con Lan mới lên thăm.

Ông Tôn không nhớ vợ, con và ngay cả chuyện của Hiếu ông cũng không nhớ. Bà Nhàn lên thăm chồng thấy ông không nhận ra mình thì cứ ôm chặt cứng chồng mà gào mà khóc.

“Trời ơi là trời! Sao cái số tôi khổ vậy hả trời! Con mất giờ đến cả chồng cũng không nhận ra mình!”

“Mẹ! Ở đây là bệnh viện. Mẹ mà cứ la lối om sòm như vậy thì người ta lại đuổi ra ngoài bây giờ.”

Con Lan can mẹ nó. Bây giờ hễ có chuyện gì là bà Nhàn lại cứ kêu khóc ầm lên, con Lan phải kè kè bên cạnh mẹ nó là vậy.

Ông Tôn mất trí nhớ nhưng ý thức thì vẫn còn. Thấy người phụ nữ cứ khóc kêu mình là chồng, ông giương mắt về phía Hoài dò hỏi.

Hoài hiểu ý bố chồng nên gật đầu nói: “Vâng ạ! Đây là vợ và con của bố.”

Ông Tôn không nhận ra Hoài nhưng lại rất tin tưởng vào cô. Lần đầu tiên ông tỉnh dậy, Hoài là người bên cạnh chăm sóc ông nên ông có vẻ như tin cô tuyệt đối.

Ông Tôn ban đầu có vẻ khó chịu với bà Nhàn lắm nhưng sau khi nghe Hoài nói đó là vợ con ông thì ánh mắt ông dịu hẳn. Con Lan cũng đến gần khẽ gọi bố. Ông gật đầu chấp nhận.

Hoài dặn dò bà Nhàn và con Lan đừng kể gì chuyện của Hiếu cả. Ông Tôn không nhớ được cũng là điều tốt. Nói chung là không nên kích động ông lần nữa. Bà Nhàn sau lần mất con và suýt mất chồng nghe Hoài dặn vậy cũng sợ không dám to tiếng hay nhắc gì về chuyện cũ nữa.

Ngày ông Tôn xuất viện, Hoài mang thằng Tít đến chơi với ông. Lạ kì thay ông lại nhận ra nó là cháu mình. Ông luôn miệng kêu nó là cháu đít tôn của ông. Thằng Tít cũng quý ông nên nó chạy ngay vào lòng ôm ngồi chẫm chệ rồi còn hôn lên má ông nó nịnh nọt. Tất cả mọi người đều không khỏi ngạc nhiên trước sự việc kì lạ này. Có lẽ kí ức sâu đậm nhất và cuối cùng của ông là về đứa cháu này tâm trí ông đã không thể lãng quên nó.

Chủ nhật, Nam lại chở cả nhà đi về quê. Thằng Tít được bố mẹ dẫn đi mua rất nhiều đồ ăn, cả thuốc bổ não cho ông nội nó rồi chất lên xe ô tô. Cả nhà ăn sáng xong thì xuất phát xuống quê nội nó.

Ông Tôn nghỉ việc ở Ủy ban xã về nhà chăm sóc mấy cây cảnh và chim choc cho đỡ buồn. Vừa nghe thấy tiếng xe ô tô đầu ngõ, ông đã đoán ran gay là cháu đích tôn của mình xuống thăm ông. Chủ nhật nào cũng vậy, cứ tầm tám chín giờ sáng là ông lại chạy ra ngõ choc him ăn để ngóng cháu nội về thăm.

Thằng Tít mở cửa xuống xe trước, nó cầm một hộp xếp hình lego chạy ù vào sân gọi lớn: “Ông nội! Ông nội ơi! Tít về rồi!”

Ông Tôn mở toang cánh cửa ngồi xổm dang tay đón cháu.

“Òa!” Nó xà vào lòng ông nó khiến ông xút nữa ngả ngửa ra.

“Cháu ông dạo này nặng lắm rồi!”

Ông Tôn xuýt xoa.

“Tít! Con không được giỡn mạnh như vậy. Lỡ ông ngã là nguy hiểm lắm nghe không?” Hoài nghiêm mặt nhắc nhở con.

“Dạ con biết rồi! Con xin lỗi ông nội!” Thằng Tít xị mặt làm khoanh tay cúi đầu xin lỗi ông nó.

“Không sao! Không sao hết!” Ông Tôn xoa xoa đầu nó rồi lại hôn vào má nó chùn chụt.

Bà Hân xách mấy túi hoa quả vào nhà. Bà Nhàn ở trong nhà cũng chạy ra đón khách.

“Có ít trái cây nhà trồng, bà thắp hương cho con!” Bà Hân cười nói khẽ.

“Lan ơi! Ra rửa trái cây bỏ lên bàn thờ anh!” Bà Nhàn gọi con Lan.

“Vâng ạ!” Con Lan nhanh nhảu lấy túi trái cây rồi ra sân giếng rửa.

Nam mở cốp xe máy lấy đồ đạc ra. Hoài đứng bên cạnh phụ giúp chồng. Hai người mang đồ đạc xuống bếp rồi tự nhiên sắp xếp như người nhà. Bà Nhàn nhìn theo Hoài và Nam rồi ngước nhìn lên bàn thờ con trai mình, tự dưng sống mũi cay cay. Bà vội quay người thắp một nén hương lên bàn thờ con trai để giấu đi hai giọt nước mắt vừa rơi xuống má cay xè.