Lá tía tô trị mụn cóc, mẹo dân gian rẻ tiền mà cực hiệu quả

Mụn cóc không gây đau đớn hay viêm nhiễm nhưng lại khiến vùng da của bạn trở nên vô cùng xấu xí, khó chịu. Loại mụn này khá cứng đầu nếu bạn không biết cách chữa trị có khi còn lây lan cả những vùng xung quanh và lây cả cho những người khác. Việc sử dụng các mẹo từ dân gian như dùng lá tía tô trị mụn cóc là một trong những biện pháp rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả cực cao.

Lá tía tô trị mụn cóc cực hiệu quả

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay, lòng bàn chân… Mụn cóc thường dễ tái phát và có thể lây lan đến các vùng da khác của cơ thể cũng như với người khác.

Mụn cóc thường gặp là mụn phát triển trên da gây ra bởi một loại virus có tên là HPV. Virus này khiến cho các lớp tế bào trên da nhanh chóng phát triển tạo nên các khối u sần sùi trên vùng da bị nhiễm bệnh.

Mụn cóc thường có màu da nhưng cũng có một số loại màu đen, nâu hoặc xám.

Nguyên nhân gây nên mụn cóc

Mụn cóc thông thường là do virus HPV gây nên và những vết trầy xước trên da chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nên mụn cóc. Mụn cóc rất dễ lây lan. Có thể lây lan từ vùng da này đến vùng khác trên cơ thể bạn hoặc cũng có thể lây lan từ người này sang người khác do chạm vào mụn cóc của người bệnh hay dùng chung đồ với nhau.

Thông thường mụn cóc phải trải qua 1-2 tháng mới xuất hiện trên da nên hầu hết mọi người đều không phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình.

Các dạng mụn cóc thường gặp

– Mụn cóc chân: Mụn cóc chân thường mọc trên lòng bàn chân, có thể phát triển thành cụm dày đặc hoặc đơn lẻ. Mụn cóc có thể mọc ẩn bên trong bàn chân, khi đi sẽ bị đau, có cảm giác như đạp phải sỏi đá. Mụn thường có màu da hoặc màu đen.

 Mụn cóc tay: Mụn cóc tay thường phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay. Mụn thường nhỏ và có các chấm màu đen, sờ vào cảm thấy sần sùi. Thường thấy ở những nơi da dễ bị xước do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay.

– Mụn cóc phẳng: Mụn cóc phẳng có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, ở trẻ em thường nổi ngay trên mặt. Nam giới thì thường mọc ở khu vực mọc râu còn phụ nữ thì thường mọc ở trên chân. Mụn cóc phẳng nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các loại mụn cóc khác và có xu hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20-100 hạt.

– Mụn cóc dạng sợi: Mụn cóc dạng sợi thường là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da. Mụn cóc sợi thường mọc trên mặt, xung quanh miệng, mắt, mũi và phát triển rất nhanh.

Vì sao lá tía tô trị được mụn cóc?

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc nên có khả năng giải cảm, giải hàn, làm ra mồ hôi. Trong tía tô có chứa chất perilla aldehyde và chất limonene có khả năng ức chế sự phát triển của virus HPV và loại bỏ loại virus này ra khỏi mụn cóc. Từ đó sẽ giúp đánh bay các mụn cóc, trả lại làn da sạch mụn cho bạn.

Hướng dẫn cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô nguyên chất

Cách sử dụng lá tía tô trị mụn cóc đơn giản nhất chính là sử dụng trực tiếp lá tía tô nguyên chất thoa lên các vết mụn.

Nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi.

Cách làm: Rửa sạch lá tía tô. Nếu lá mua ngoài chợ thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút cho an toàn. Giã nát vắt lấy nước cốt, lọc bã.

Rửa sạch vùng mụn cóc. Lấy bông gòn nhúng vào nước cốt tía tô rồi thoa đều lên các nốt mụn. Phần bã còn lại lấy vải màn quấn lại rồi dùng đắp lên vùng da bị mụn cóc. Sau đó băng lại giữ cố định để qua đêm. Sáng hôm sau bạn tháo ra và rửa thật sạch với nước.

Thực hiện cách chữa mụn cóc bằng lá tía tô này liên tục hàng ngày. Sau 1-2 tuần bạn sẽ thấy không còn dấu vết nào của mụn cóc.

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô kết hợp với một số nguyên liệu khác

Ngoài cách dùng lá tía tô trị mụn cóc, bạn cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để tạo được hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số nguyên liệu thường được kết hợp với lá tía tô để điều trị mụn cóc bạn có thể tham khảo:

Trị mụn cóc bằng lá tía tô và nha đam

Nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi, 1 nhánh nha đam tươi.

Cách làm: Rửa sạch lá tía tô. Nếu lá mua ngoài chợ thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút cho an toàn. Giã nát vắt lấy nước cốt, lọc bã.

Lá nha đam rửa sạch, dùng dao sắc cắt lọc lấy phần gel trắng sau đó dầm nhuyễn tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cho phần nước cốt tía tô vào trộn đều.

Rửa sạch vùng mụn cóc. Lấy hỗn hợp tía tô và nha đam rồi đắp lên các nốt mụn cóc. Sau đó băng lại giữ cố định để qua đêm. Sáng hôm sau bạn tháo ra và rửa thật sạch với nước.

Thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn cóc hoàn toàn biến mất hoàn toàn thì dừng lại.

Trị mụn cóc bằng lá tía tô và kem đánh răng

Nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi, 1 muỗng kem đánh răng không màu.

Cách làm: Rửa sạch lá tía tô. Nếu lá mua ngoài chợ thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút cho an toàn. Giã nát vắt lấy nước cốt, lọc bã.

Cho kem đánh răng vào nước cốt tía tô rồi trộn đều.

Rửa sạch vùng mụn cóc. Lấy hỗn hợp tía tô và kem đánh răng rồi đắp lên các nốt mụn cóc. Sau đó băng lại giữ cố định để qua đêm. Sáng hôm sau bạn tháo ra và rửa thật sạch với nước muối sinh lý.

Thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn cóc hoàn toàn biến mất hoàn toàn thì dừng lại.

Trị mụn cóc bằng lá tía tô và vôi sống

Nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi, 1 muỗng vôi sống.

Cách làm: Rửa sạch lá tía tô. Nếu lá mua ngoài chợ thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút cho an toàn. Giã nát vắt lấy nước cốt, lọc bã.

Cho vôi sống vào nước cốt tía tô rồi trộn đều.

Rửa sạch vùng mụn cóc. Lấy hỗn hợp tía tô và vôi sống đắp lên các nốt mụn cóc. Sau đó băng lại giữ cố định để qua đêm. Sáng hôm sau bạn tháo ra và rửa thật sạch với nước.

Thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn cóc hoàn toàn biến mất hoàn toàn thì dừng lại.

Cách phòng chống mụn cóc

Mụn cóc rất dễ lây lan và dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Để giảm nguy cơ lây lan mụn cóc cho các vùng da xung quanh cũng như lây lan cho người khác, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Không tỉa, cắt móng tay xung quanh vùng bị mụn cóc.

– Không sử dụng các dụng cụ cắt móng tay trên vùng da bị mụn trên các vùng da khỏe mạnh khác.
– Bỏ thói quen cắn móng tay.

– Giữ bàn tay luôn khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.

– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh.

– Sử dụng đồ dùng giày dép, xà phòng tắm, khăn tắm, quần áo… riêng với người bị bệnh, tránh lây lan cho mình cũng như với những người xung quanh.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại như đốt tia laser thì sử dụng lá tía tô trị mụn cóc là phương pháp rất hay bạn nên thử áp dụng. Tuy rằng, hiệu quả cao hay không còn tùy thuộc vào cơ địa từng người nhưng hầu hết mọi người thử nghiệm đều mang lại kết quả rất khả quan. Mặt khác dùng lá tía tô cũng không hề gây hại cho da mà nó còn có tác dụng diệt khuẩn giúp da sạch hơn. Hãy thử áp dụng ngay nhé!

                                                                                                                                                                                                                                   Hà Phong