Chương 9

Chương 9:

 

Hai người đàn ông chúc rượu với nhau đến cuối buổi thì ông Ngà cũng đã ngà ngà say rồi. Nhưng chú Cường thì có vẻ vẫn còn tỉnh táo. Bà Ngọc thấy vậy liền giục chồng:

 

“Thôi hai người ăn cái gì đi chứ uống mãi thế kia xót cả ruột đấy!”

 

Vừa nói bà vừa gắp thức ăn vào bát chồng lo lắng.

 

“Được rồi bà để yên đó cho tôi. Lâu lắm rồi mới gặp lại bạn quý. Hôm nay tôi phải uống cho say mới được!”

 

Ông Ngà vừa nói vừa cười hề hà rồi cầm ly rượu lên tiếp tục uống.

 

Chú Cường thấy ông Ngà say thật. Mặt mày đỏ gay lên. Giọng nói lè nhè. Không muốn làm phiền đến vợ con của bạn, chú Cường biết ý nói:

 

“Mình còn nhiều dịp mà. Giờ ông ăn đi rồi lên giường mà đi ngủ tí chứ nhỉ!”

 

“Được! được. Nếu ông đã nói vậy thì được. Uống hết chén này mình ngưng nha!”

 

Nói rồi ông Ngà lại ôm vai bạn rồi nâng chén một lần nữa.

 

Hai người khề khà lai rai một lúc cũng tan buổi. Bà Ngọc phải dìu chồng lên phòng ngủ vì hai chân ông Ngà say nhũn ra không thể tự đi được.

 

“Hương đưa chú Cường vào phòng ngủ nghỉ ngơi đi con!” Bà Ngọc không quên dặn con gái.

 

Hương thấy vậy cũng định đưa tay ra dìu chú Cường vào phòng nhưng chú đã xua tay ra hiệu:

 

“Không cần đâu, chú tự đi được!”

 

Chú Cường đứng dậy đi một cách dứt khoát và vững chãi tuy đã uống khá nhiều. Người đàn ông này ngay cả khi có men rượu trong người rồi vẫn tỏ ra rất bản lĩnh. Hương càng nhìn chú Cường thì lại càng tỏ ra ngưỡng mộ. Cô đứng dậy đi trước để dẫn đường cho chú Cường về phòng nghỉ.

 

Ngày hôm sau chú Cường nói với ông Ngà là mình có cuộc hội thảo về ngành nghề truyền thống nên phải đi dự sáng nay luôn.

 

“Vậy để tôi kêu lái xe đưa ông đi!”

 

Ông Ngà lên tiếng.

 

“Thôi. Để tôi gọi taxi đi cho tiện rồi về khách sạn ở luôn.”

 

Chú Cường xua tay từ chối.

 

“Sao vậy? Nhà tôi không đủ rộng để cho ông ở sao?”

 

“Không phải thế. Tôi biết ông rất tốt với tôi. Nhưng tôi còn công việc đi sớm về muộn sợ ảnh hưởng đến vợ con ông. Để tôi ở khách sạn cho thoải mái. Rồi tôi lại đến thăm ông nữa mà. Tôi có về Mỹ luôn đâu mà ông lo.”

 

“Ừ, thế cũng được. Xong nhớ gọi cho tôi nhé!”

 

“Ok!”

 

Nói xong chú Cường cầm điện thoại xem lại địa chỉ về cuộc hội thoại mà chú đã xem được trên Facebook rồi kêu taxi chở đến nơi. Chú vẫn đắm đuối nhìn những mẫu thêu trên trang Facebook của một chàng trai trẻ Việt Nam lập ra. Chú tình cờ xem được mấy mẫu thêu này nên sau khi thấy thông báo rằng chủ nhân của những mẫu thêu sẽ tham dự một cuộc hội thảo về ngành nghề truyền thống của Việt Nam, chú đã cất công nhắn tin cho chàng trai xin địa chỉ, giờ giấc rồi bay từ Mỹ về.

 

Sắp đến nơi tổ chức hội thảo, chú Cường mới lấy điện thoại gọi cho chàng trai mà mình chỉ gặp gỡ qua Facebook.

 

“Tôi sắp đến nơi rồi.”

 

“Cuộc hội thảo cũng vừa mới diễn ra ít phút thôi. Anh vào đi. Tôi đang ngồi ở hàng ghế sau cùng. Đang chờ anh đây.”

 

“Có dấu hiệu gì để tôi nhận ra cậu?”

 

“Tôi mặc áo sơ mi trắng và ngồi xe lăn.”

 

“À. Tôi biết rồi.”

 

Chú Cường thoáng bối rối rồi cúp máy. Chú bước vào hội trường vươn tầm mắt nhìn xung quanh hàng ghế dưới có chàng trai nào như đúng mô tả mặc áo sơ mi trắng và ngồi xe lăn không. Nhìn quanh một vòng thì chú phát hiện ra đúng là có một chàng trai mặc áo sơ mi trắng, ngồi xe lăn đang ngồi ở gần cửa ra vào. Chú từ từ tiến về phía chàng trai.

 

“Chào Hạnh!”

 

Chàng trai đang chú ý nghe người ta thuyết trình ở cuộc hội thảo thì bất ngờ giật mình bởi tiếng chào rất khẽ của người đàn ông lạ.

 

“Có phải anh Cường không ạ?”

 

Hạnh khẽ thốt lên rồi cười rạng rỡ.

 

“Đúng rồi, là tôi đây! ”

 

Chú Cường cũng nở một nụ cười thân thiện chìa tay ra bắt tay với Hạnh rồi ngồi xuống bên cạnh anh.

 

“Người đang thuyết trình trên kia chính là Xuân, chị gái tôi. Là chủ nhân của những mẫu thêu mà anh hỏi đấy.”

Hạnh tự hào giới thiệu Xuân với người bạn lớn của mình.

 

“Là cô ấy sao?”

 

Chú Cường nhìn chăm chú lên sân khấu.

 

“Vậy mà tôi cứ tưởng người phụ nữ ấy đã luống tuổi rồi cơ đấy. Không ngờ lại còn trẻ như vậy!”

 

“Thì tính ra chị ấy cũng không còn trẻ đâu. Chị ấy gần 40 tuổi rồi.”

 

“40 tuổi ư? Vẫn còn rất trẻ! Thế mà lại có thể làm ra những bức tranh thêu có hồn như vậy. Thật là hiếm có! Tôi cứ tưởng nghệ nhân thêu là những bà cụ sáu bảy mươi cơ.”

 

Chú Cường nói nhưng ánh mắt vẫn nhìn chằm chằm lên sân khấu, phía người phụ nữ mặc chiếc áo dài màu tím hoa cà có thêu một cánh đồng hoa sen vô cùng sống động .

 

“Đúng là một nghệ nhân tinh tế!”

 

Chú Cường mải mê ngắm nhìn người con gái ấy. Không hiểu là chú đang say mê những bức vẽ hay là nét đằm thắm của người phụ nữ Á Đông mà lâu lắm rồi chú mới có dịp bắt gặp.

 

Sau lời thuyết trình về làng nghề thêu của Xuân là hàng loạt tràng pháo tay của các vị đại biểu. Xuân chào mọi người trên sân khấu rồi thướt tha trong tà áo dài đi về chỗ ngồi của mình.

 

 

Cuộc hội thảo nói về nhiều ngành nghề truyền thống nhưng dường như chú Cường chỉ chú ý đến nghề thêu thôi thì phải? Hoặc cũng có thể chú chỉ ấn tượng về người phụ nữ vừa thuyết trình về nghề thêu đó? Chú Cường không thể nán lòng mình lại được nữa. Chú gọi Hạnh ra ngoài.

 

“Mình ra ngoài nói chuyện một chút được không?”

 

“Được chứ ạ!”

 

Hạnh vui vẻ nhận lời rồi đi cùng chú Cường ra ngoài sảnh của hội trường.

 

Chú Cường rất hứng thú hỏi về nghề thêu và người con gái tên Xuân ấy.

 

Xuân ngồi được một lúc tự dưng thấy lòng mình nóng ran. Cô ngoáy đầu nhìn xuống phía cuối khán đài xem em trai mình như thế nào thì không thấy cậu đâu. Xuân thấy lo lắng quá. Dù tập trung cho công việc nhưng Xuân vẫn luôn luôn để mắt đến em trai mình. Giờ không thấy nó đâu cả, cô sốt ruột đứng dậy để đi ra ngoài tìm em.

 

Ra đến sảnh hội trường thấy Hạnh đang ngồi cùng một người đàn ông lạ nói chuyện, cô mới thở phào:

 

“Trời ơi! Hạnh ơi em đi đâu mà không nói với chị một câu vậy? Làm chị lo lắng quá đi!”

 

Chú Cường được gặp Xuân một cách bất ngờ nhưng đầy thú vị thì đứng dậy lịch sự cúi đầu chào:

 

“Chào Xuân! Rất hân hạnh được biết em!”

 

Xuân ngơ ngác nhìn người đàn ông cao lớn nhưng rất lạ lẫm kia. Không hiểu sao anh ta lại biết tên của mình và lại chào mình một cách thân thiện như vậy.

 

“Chào anh! Nhưng sao anh lại biết tên tôi?”

 

Xuân lịch sự đáp lời.

 

“Tất nhiên là do cậu bạn này rồi!”

 

Chú Cường nheo mắt nhìn Hạnh.

 

Xuân cũng nhìn về phía Hạnh tỏ ý hỏi.

 

“Vâng, em quên nói với chị. Đây là anh Cường, Việt kiều Mỹ. Anh ấy rất thích những mẫu thêu của chị do em đăng trên trang Facebook nên mới từ Mỹ về đây để được gặp chị.”

 

“Ồ, hóa ra là vậy!”

 

“Giờ đã xong việc chưa ạ?Tôi muốn mời Xuân và Hạnh ra quán cà phê nào đó để chúng ta có thể nói chuyện một chút về xưởng thêu của em được không ạ?”

 

Cường mở lời.

 

Xuân hơi đắn đo nhìn Hạnh.

 

“Mình đi đi chị. Em đã nói chuyện với anh Cường một thời gian rồi. Em nghĩ là anh Cường sẽ đem đến cho chị nhiều bất ngờ về công việc thêu thùa của chị đấy.”

 

Xuân nghe em trai nói vậy thì Không dè dặt nữa. Dù sao Hạnh cũng từng đi đây đi đó nhiều nơi. Có nhiều mối quan hệ với những người bạn các nước trên thế giới. Về khoản này thì Hạnh hơn hẳn Xuân. Cô tin vào em trai mình. Hơn nữa khi nghe nói về công việc thêu thùa, Xuân vô cùng có hứng thú. Cô nhận lời luôn.

 

“Vậy cũng được ạ!”

 

“Ồ! cảm ơn Xuân! Thật vinh hạnh cho tôi quá!”

 

Cường tỏ ra rất vui vẻ khi nhận được cái gật đầu từ Xuân.

 

“Chờ tôi một lát nhé!”

 

Xuân đứng dậy vào chỗ hội trường lấy cái túi xách và một số đồ đạc cá nhân của mình rồi nhanh chóng chạy ra.

 

“Mình đi thôi!”

 

Xuân nói rồi đặt tay lên tay nắm của chiếc xe lăn đẩy xe cho em. Tác phong nhanh nhẹn và cử chỉ ân cần chăm sóc em trai của người phụ nữ trẻ khiến Cường càng có ấn tượng tốt với cô.

 

“Xuân để tôi!”

 

Cường nói với Xuân rồi đặt tay mình lên tay nắm chiếc xe lăn thay cô.

 

“Cảm ơn anh!”

 

Xuân vội rút tay lại nhưng vẫn không kịp mà chạm vào tay Cường. Cô hơi ngại ngùng. Hai má hơi ửng đỏ lên. Chả hiểu sao cô lại có cái cảm giác này dù cô không còn trẻ nữa. Cái cảm giác như lần đầu được chạm vào người chàng trai của một cô thiếu nữ.

 

 

Họ đi ra một quán cà phê gần đó. Câu chuyện về xưởng thêu của Xuân càng làm cho Cường có thêm nhiều hứng thú. Xuân thì như cá gặp nước. Cô nói say mê về làng nghề thêu của mình, về những ấp ủ được mang cái nghề xưa cũ của cha ông truyền lại cho thế hệ sau. Cô rất vui mừng và tự hào vì đã giữ được nghề. Nhưng cô còn mong muốn nhiều hơn thế nữa. Cô muốn cả những người đi xa quê hương vẫn nhớ tới nghề và cả những người bạn quốc tế phải biết đến nghề thêu của người Việt Nam. Cô nói chuyện cứ như thể Cường không phải là người xa lạ mà là một người bạn thân thiết đã từ lâu. Cường để mặc cho Xuân nói cứ ngồi lắng nghe rồi gật gù. Anh như thể cậu trò nhỏ ngồi nghe cô giáo mình say sưa giảng bài một cách thích thú dù đề tài khá dài nhưng không hề nhàm chán. Hạnh nhìn thái độ của hai người thì biết mình bị thừa rồi.

 

Cuộc nói chuyện kéo dài cả hai tiếng đồng hồ. Chả ai bảo ai ngay cả Hạnh không được xen vào câu chuyện giữa hai người họ cũng ngồi im thin thít. Cho đến khi cái bụng réo ầm lên họ mới biết là đã quá giờ trưa rồi.

 

 

 

“Thôi c h ế t! tôi vô ý quá! Cũng quá trưa rồi, cho phép tôi được mời hai chị em dùng bữa ngày hôm nay nhé!”

 

Cường mở lời trước. Hạnh nhìn Xuân gật đầu.

 

“Em cũng đói quá rồi chị! Cái bụng đã réo ầm từ nãy giờ mà không dám nói.”

 

Xuân nghe Hạnh nói vậy thì vừa thương vừa bật cười.

 

“Vậy là coi như Xuân đã đồng ý nhé!”

 

Cường nói rồi đứng dậy trước gọi nhân viên phục vụ lại thanh toán tiền.

 

Cường gọi anh chàng tài xế taxi lái xe cho mình từ hồi sáng đang chờ anh ngoài bãi đỗ xe. Cường bao trọn gói anh chàng cả ngày hôm nay rồi.

 

“Cậu biết ở đây có quán ăn nào ngon ngon thì dẫn chúng tôi đi nhé!”

 

Cường nói với tài xế.

 

“Quán ngon thì nhiều lắm! Quan trọng là anh chị muốn quán như thế nào?”

 

“Anh Cường có thích ăn những món ăn dân dã không?”

 

Hạnh bất ngờ xen vào.

 

“Oh! Tôi rất là thích đấy!”

 

“Vậy thì theo tôi!”

 

Hạnh tỏ ra khá tự tin. Cường không biết rằng Hạnh trước đây không phải là một anh chàng nông thôn tật n guyền mà từng là một tiến sĩ cũng sống ở thành phố này nên anh quá rành những quán ăn ở đây. Tất nhiên Cường không thể nào biết rõ những điều riêng tư này của Hạnh rồi. Thế nên anh tỏ ra khó ngạc nhiên khi nghe Hạnh tự tin như vậy.

 

Xu

ân thấy em trai rất vui vẻ và tự nhiên với Cường thì cũng thấy vui vui lây. Có lẽ là những người cùng tần số khi gặp nhau thường mang lại cho nhau cái cảm giác an toàn và ấm áp như vậy.