Chương 7
Chương 7
Lưu trở về căn nhà của mình. Bây giờ chỉ còn một mình mẹ anh. Bà đã hơn 70 tuổi rồi. Bố anh thì vừa mất năm ngoái. Còn vợ anh đã bỏ đi cùng đứa con trai của mình. Lưu từng có một gia đình được người ta trầm trồ ngưỡng mộ vợ đẹp con xinh, có của ăn của để, là một ông chủ của 3 ao nuôi tôm diện tích lên tới gần 3 hecta. Một thời Lưu được gọi là đại gia của xã. Đúng là sông có khúc người có lúc. Ai mà ngờ được bây giờ Lưu chỉ còn lại ngôi nhà này cùng với người mẹ già.
Lưu ngồi xuống chiếc ghế sofa duy nhất còn lại không bị bán đi để trừ nợ cho vợ. Bà mẹ Lưu thấy con trai về liền chạy ra hỏi:
“Con đi đâu mà lâu vậy? Mẹ sốt cả ruột! Lại tưởng con bị làm sao nữa thì khổ!”
Bà vẫn quen chiều chuộng đứa con trai duy nhất của mình nên sờ nắn người con coi có bị làm sao không.
“Mẹ làm cái gì vậy? Con không c hết được đâu!”
Lưu nổi cáu vì sự quan tâm thái quá của mẹ.
“Con to tiếng với mẹ đấy hả? Mẹ cũng chỉ vì quan tâm con mà thôi! Sao con nỡ đối xử với mẹ như thế hả?”
Bà Luyến lại nước mắt ngắn nước mắt dài khóc ỉ ôi. Bà có chiêu bài này dùng mãi từ thời Lưu còn nhỏ đến giờ. Hễ không vừa lòng về con trai là bà lại dùng nước mắt để trói buộc nó.
Lưu thấy mẹ khóc lu loa thì quát lên:
“Đủ rồi, mẹ dừng lại được không? Còn đau đầu lắm rồi! Cũng chính vì cái chiêu trò này của mẹ mà khiến con ra nông nổi này đây!”
Bà Luyến nghe con trai nói vậy thì há hốc miệng ngừng khóc:
“Cái gì?Con đang nói cái gì thế kia? Con lại đổ lỗi nên đầu mẹ? Mẹ đã làm cái gì để khiến con ra nông nổi này?”
“Không phải là tại mẹ sao? Chính mẹ đã dùng cái c hết để uy hiếp con phải bỏ Xuân lấy con Loan như ý mẹ. Bây giờ mẹ thấy đấy! Có còn cái gì đâu? Ngay cả cái thân x ác con đây này. Con cũng chẳng thích sống nữa! Giờ mẹ còn muốn cái gì ở con thì nói đi? Con cho mẹ tất, cho hết tất cả. Đời con coi như là chấm hết rồi. Cái thân tàn ma dại này của mẹ sinh ra bây giờ mẹ lấy luôn của nó đi. Mẹ đừng lấy cái công lao sinh ra con để áp đặt con mọi chuyện nữa!”
Lưu tức nước vỡ bờ tuôn ra một chàng khiến bà Luyến vô cùng kinh ngạc. Không hiểu làm sao, hôm nay gặp chuyện gì mà thằng bé con trai bà lại nói những lời nặng nề như vậy với bà.
Lưu nói xong thì rơi nước mắt quay mặt chống nạng tự đi về phòng mình đóng cửa sầm lại.
Bà Luyến đứng nhìn con không dám hé răng kêu than nửa lời. Phần vì quá bất ngờ phần vì Đ là đúng là con trai bà đang nói sự thật. Chính bà đã dùng cái c hết để uy h iếp mối tình của Lưu với Xuân. Bà ngăn cản Lưu và Xuân đến với nhau chỉ vì Xuân nghèo và phải mang trách nhiệm nuôi em ăn học không môn đăng hộ đối với nhà bà. Và cũng vì bà đã nhắm cho con trai được một mối ngon mà bà xem là rất thích hợp với gia đình mình đó là Loan con gái của chủ cửa hàng bán cám con cò, thức ăn chăn nuôi. Để bây giờ nó cờ bạc nợ lần đến nỗi Lưu phải bán đi mất hai ao tôm để trả nợ cho vợ. Nhưng tai họa không dừng ở đó, không hiểu sao vuông tôm còn lại của nhà Lưu bỗng nhiên c hết hết sau một đêm. Lưu có nghi ngờ chủ nợ của vợ đã cảnh cáo anh khi không chịu trả hết nợ cho người ta. Rồi căn nhà của vợ chồng anh cũng bị Loan cho người vào siết nợ lấy hết những đồ có giá trị chỉ còn lại bộ bàn ghế sofa vì anh vừa về kịp. Lưu không chịu nổi cái thói cờ bạc của vợ lên đã đề nghị ly hôn. Nhưng chưa kịp ký đơn ly hôn thì Loan đã dắt đứa con trai duy nhất của họ ra đi với lá thư vẻn vẹn có hai dòng:”em xin lỗi anh. Em phải dắt thằng Tèo đi vì nó không phải là con anh.”
Lưu cứ tưởng Loan muốn dùng đứa con để tạo áp lực bắt anh phải trả nợ không ly hôn mình nên đã lấy tóc của con còn sót lại trên gối để đi xét nghiệm ADN. Đau đớn thay kết quả đúng là sự thật, thằng bé không phải con ruột của anh. Thế là bao lâu nay anh đã nuôi con tu hú. Đã vậy lại còn mất trắng sự nghiệp trong tay ả đàn bà lăng loàn kia. Bố Lưu vì cú sốc này không chịu nổi lên cơn đau tim rồi mất ngay sau đó. Gia đình Lưu tan hoang chỉ sau một đêm vì cô con dâu quý hóa của bà Luyến. Nhưng lúc đó Lưu vẫn không oán trách mẹ. Bà Luyến biết lỗi của mình nhưng vì Lưu không đề cập đến nên bà cứ nghĩ là anh không để bụng. Không ngờ hôm nay đứa con trai bà lại thốt ra những lời này chứng tỏ là nó đã hận mẹ từ lâu lắm rồi. Bà ngồi thừ xuống ghế sofa thở hổn hển, ngực tức lên từng hồi. Vừa giận vừa tủi.
Lưu nằm dài trong phòng mình. Nhớ lại cuộc gặp gỡ với Xuân hồi sáng tự dưng lưu thấy tiếc nuối và xót xa. Lưu từng yêu say đắm người phụ nữ đó nhưng chỉ vì không vượt qua được rào cản gia đình nên đã bỏ lỡ cô. Lưu biết Xuân vẫn ở một mình chưa có ai. Hôm nay lại tình cờ gặp cô ở bệnh viện. Có lẽ nào ông trời lại sắp đặt như vậy? Lưu tự dưng lóe ra một tia hy vọng. Có lẽ…rồi trong đầu anh sáng bừng lên. Anh lấy điện thoại gọi cho Xuân. Dù chia tay đã nhiều năm rồi nhưng anh vẫn không xóa số điện thoại của cô ra khỏi danh bạ của mình.
“Alo, ai vậy ạ?”
Giọng của Xuân vẫn nhỏ nhẹ dịu dàng như ngày xưa khiến trái tim Lưu rung lên.
“Xin hỏi ai vậy ạ?”
Đầu dây bên kia nhắc lại câu hỏi khi thấy chủ nhân của cuộc gọi không trả lời.
Lưu xúc động một lúc mới dám lên tiếng:
“Xuân à! là anh đây!”
Xuân im lặng một hồi mới trả lời.
“Anh Lưu! Anh gọi em có chuyện gì không?”
“À, cũng không có chuyện gì quan trọng lắm đâu em. Anh chỉ muốn biết em dạo này thế nào thôi?”
Thực ra Lưu lấy cớ vậy để nói chuyện với Xuân mà thôi. Chứ chuyện của Xuân anh đều nắm rõ. Cái làng chỉ bằng cái lòng bàn tay, có chuyện gì là cả làng đều biết. Huống hồ Xuân lại là người quan trọng trong lòng Lưu.
“Em vẫn ổn. Cảm ơn anh! Nếu không có chuyện gì quan trọng em tắt máy đây.”
Xuân nói rồi dứt khoát tắt điện thoại.
“Xuân! Khoan đã!”
Vẫn câu nói cũ và kết quả cũng như lần trước. Lưu chưa kịp gọi thì Xuân đã dứt khoát quay đi rồi. Nhưng Lưu vẫn không từ bỏ cơ hội của mình.
***
Dạo này Hạnh thường xuyên tự đẩy xe lăn của mình ra chỗ chị em thêu thùa để quan sát. Tự dưng anh cũng có hứng thú với cái nghề thêu của chị gái mình. Nhờ công nghệ thông tin giỏi nên anh cũng giúp chị nhập số liệu quản lý cho chị gái. Xuân thấy Hạnh có vẻ hòa nhập được với cuộc sống như thế này rồi thì vui lắm. Dù sao bây giờ hạnh có công việc sẽ thấy cuộc đời vẫn còn có ích, không còn cảm thấy bản thân vô dụng nữa. Hóa ra trong cái rủi lại có cái may là thật. Nếu như anh cả chấp nhận Hạnh ở lại bên nhà không biết chừng những lời móc mẻ của chị dâu sẽ Hạnh g iết dần g iết mòn Hạnh mất.
Hạnh đã có thể tự đi lại trên xe lăn và giúp chị gái được nhiều việc. Có hôm Xuân bận quá anh còn giúp chị vào bếp nấu cơm nữa. Vốn ngày xưa tự lập đi học xa nhà nên Hạnh cũng có chút năng khiếu về nấu nướng. Đến nỗi thỉnh thoảng nấu vài bữa phụ cho mọi người ăn ai cũng khen nức nở. Mọi người đùa rằng nếu như Hạnh mở một quán ăn thì chắc chắn sẽ đông khách lắm. Bởi vì bây giờ mọi người đi làm cũng nhiều nên ít ai ở nhà tự nấu ăn sáng lắm. Cứ tưởng đó là những lời nói đùa cho vui nhưng trong lòng Xuân đã nhen nhóm một tưởng định nhờ vào lời nói đùa của mọi người cho em trai mình.
Xuân nhờ Nhân cũng là một thợ thêu của cô giúp Xuân đi chợ mua nguyên liệu để Hạnh nấu nướng. Nhân rất vui vẻ và cũng quý Hạnh nên vừa giúp Xuân đi chợ vừa trợ giúp Hạnh sơ chế các nguyên liệu. Hai người một chính một phụ trở thành đầu bếp cho cả xưởng thêu. Tiền ăn sáng sẽ được trừ trong lương của mọi người trích ra để trả công cho Hạnh và Nhân. Đó là ý định của mọi người và cũng là chủ ý của Xuân. Như vậy là một công hai ba việc. Đều tiện lợi cho mọi người và mọi người cũng rất vui vẻ. Nhân từ là thợ thêu trở thành thợ phụ cho Hạnh. Có người bên cạnh nói chuyện Hạnh càng ngày càng vui vẻ và phấn chấn lên nhiều. Anh cũng cởi mở không còn nép mình tự ti như trước nữa.
Có Hạnh phụ giúp nên Xuân cũng giao lại công việc cho em trai quản lý. Xuân vừa đi ra khỏi nhà thì Lưu đến. Hạnh phải thay chị và tiếp khách. Dù gì trước đây họ cũng từng là anh rể em vợ hụt của nhau. Xuân và Lưu cũng chia tay trong văn minh nên họ cũng không có xích mích gì. Hạnh mời Lưu vào nhà uống nước. Mọi người trong xưởng thêu đều chú ý đến đến sự có mặt của Lưu vào lúc này bởi chuyện tình của Lưu và Xuân trước kia cả làng ai cũng biết.
“Chị Xuân không có nhà hả em?”
Lưu cầm chén nước chè Hạnh đưa cho hỏi.
“Chị ấy cũng vừa mới đi ra ngoài thôi. Chắc tí nữa là về đấy anh. Có cần em gọi cho không?”
“Không cần, để anh ngồi đây chờ chị ấy một lát cũng được.”
Hai người nói chuyện không một chút gượng ép nào bởi cả hai đều trong hoàn cảnh gần như nhau. Có lẽ vì vậy mà họ cảm thông được cho nhau. Hoàn cảnh của Hạnh, Lưu cũng có nghe đói đến nhưng không biết là lại đến nông nổi này. Câu chuyện họ kéo dài đến cả tiếng đồng hồ thì Xuân mới đi về.
Thấy Lưu đến khá bất ngờ Xuân Có vẻ hơi ngần ngại.
“Anh Lưu có chuyện gì sao?”
Lưu đứng dậy. Vẻ mặt hớn hở nói:
“Anh đến thăm em thôi!”
Xuân nhìn xuống cái chân vẫn còn chống nạng của Lưu ái ngại.
“Đường xá xa xôi, anh lại đang đau như thế đến em làm gì cho vất vả ra!”
“Dù vất vả thế nào anh cũng chịu được. Chỉ cần được nhìn thấy Xuân là anh vui rồi.”
Lưu bất ngờ nói không một chút ngượng ngùng. Nhưng Xuân thì thấy khá là ngượng vì câu nói như thể đang tỏ tình này của Lưu trước mặt cả Hạnh.
Hạnh biết ý vội lấy cớ ra ngoài:
“Anh chị ở đây nói chuyện nhé. Em ra ngoài có tí việc!”
“Ừ, cậu đi nhé!”
Hạnh đi Lưu mới ngồi dịch lại chỗ Xuân nói tiếp:
“Anh vừa nói chuyện với Hạnh.”
“Chuyện gì vậy anh Lưu?”
“Chuyện về chúng ta. Em có thể cho anh cơ hội…”
Lưu chưa nói xong thì Xuân đã gạt đi.
“Anh lưu à! Chuyện của chúng ta đã qua lâu lắm rồi.”
“Chẳng lẽ em vẫn còn giận anh sao?”
“Không hề. Mà có giận thì cũng qua rồi. Bây giờ em xem anh chỉ là một người bạn một người đã từng quen mà thôi không còn cảm xúc gì. Em xin lỗi đã nói thẳng như vậy nhưng em phải nói để anh không cần phải mất công mất sức tìm đến em làm gì.”
“Xuân! Hãy cho anh thời gian! Anh nhất định sẽ chinh phục lại em từ đầu!”
“Em không còn là cô gái của đôi mươi. Nên anh không cần phải làm như thế đâu. Chúng ta đều có cuộc sống riêng của mình. Em thấy trạng thái của em bây giờ là ổn nhất rồi. Em không muốn rắc rối gì thêm nữa.”
“Anh bây giờ không có rắc rối gì nữa. Vợ chồng anh đã ly dị rồi.”
Xuân nghe Hạnh nói vậy thì lắc đầu cười:
“Vấn đề không phải là rắc rối ở chỗ a
nh. Mà là vì em không muốn có thêm rắc rối trong cuộc sống của mình. Em muốn sống như bây giờ. Mong anh hiểu cho em!”