Chương 5

Chương 5:

 

Tôi lái xe đưa người phụ nữ về nhà. Thấy tôi có vẻ gần gũi hơn, chị mới thoải mái bắt đầu kể câu chuyện của cuộc đời mình.

 

 Chị kém tồi đến tận 10 tuổi. Mới chỉ 30 tuổi thôi mà gương mặt của chị phảng phất những nét thăng trầm như phụ nữ tuổi 40. Tùy đường nét trên khuôn mặt khá dễ nhìn thậm chí có thể nói là xinh đẹp nhưng ánh mắt thì luôn đau đáu được buồn. Có lẽ thần sắc không tốt khiến cô ấy trở nên già nua hơn tuổi thật. 

 

18 tuổi khi vừa học xong cấp 3 cô đã lên thành phố để đi làm vì nhà quá nghèo không có điều kiện đi học. Bố mẹ đã già, cô là con gái út nên cố cho ăn học hết lớp 12 là đã gắng lắm rồi đối với một cặp vợ chồng đã ngót nghét 60 ở nông thôn không làm ra tiền. Một năm sau nhờ ngoại hình xinh đẹp cô được tuyển làm PG cho một cửa hàng bán xe ô tô. Cũng ở đây cô quen chồng mình là một nhân viên bán xe. Chồng cô là dân thành phố gia đình cũng thuộc dạng có của ăn của để. Thế nên bố mẹ anh không chấp nhận có một cô con dâu học ít lại làm cái nghề nghiệp không mấy vẻ vang này. Nhưng tình yêu lúc đó quá mãnh liệt anh đã bất chấp ngăn cản của gia đình để cưới cô. Cô thấy đời mình như lọ lem gặp hoàng tử. Được một người đàn ông bất chấp tất cả để cưới mình coi như là may mắn nhất đời rồi. Tuy không được gia đình chồng chấp nhận nhưng lại được chồng đứng ra bảo vệ. Đời này kiếp này với cô coi như là mãn nguyện. 

 

Chồng cô có một căn hộ nhỏ do anh ta tự làm và mua. Có thể nói anh độc lập với gia đình nên không cần lo lắng về sự phản đối của bố mẹ. Ban đầu cô đắm chìm hạnh phúc được chồng yêu thương lo lắng. Cô cứ nghĩ đời mình một bước lên tiên. Một cô gái nông thôn trong tay không có gì gặp được một chàng trai phố thị nhà cửa đủ đầy, công việc ổn định lại còn hết lòng yêu thương mình thì còn gì bằng nữa. Vừa ngưỡng mộ vừa cảm động trước tình cảm nồng nhiệt của chồng dành cho mình nên cô dần lệ thuộc vào chồng. Anh nói gì cô cũng nghe theo. Rồi cô sinh con. Đứa con trai đầu lòng nên được bố mẹ chồng chấp nhận cho danh phận. Nhưng đổi lại cô phải nghỉ việc vì công việc của cô không được bố mẹ chồng ủng hộ. Chồng cô cũng đồng ý. Anh có thể lo được cho cô và con. Thế là cô nghỉ việc khi đứa con vừa tròn 2 tuổi cho đến nay là 7 năm rồi. Chấp nhận trở thành một bà nội trợ đứng sau lưng chồng. Không bạn bè không người thân không mối quan hệ trên thành phố, cuộc sống của cô thu hẹp lại chỉ là căn bếp nhỏ trong nhà. Ngày ngày đi chợ về nấu cơm rồi chăm sóc con chờ chồng về. Cuộc cuộc sống của cô gái trẻ dần dần trở thành một người phụ nữ nội trợ không biết gì ngoài cơm nước, giặt giũ. Học vấn không cao, kiến thức bên ngoài không rộng cô trở thành kém hiểu biết so với chồng. Khoảng cách giữa cô và chồng càng lớn dần. Công việc của chồng tiếp xúc với nhiều khách hàng. Anh bắt đầu so sánh những cô gái mà anh gặp với vợ mình. Anh thấy vợ mình thua xa những cô gái mà anh gặp về mọi mặt. Học vấn, vốn hiểu biết, cách giao tiếp và ngay cả nhan sắc là ưu điểm lớn nhất của cô cũng không giữ được nữa. Sự coi thường vợ mình trong anh ngày càng lớn. Anh cáu gắt mắng vợ dù chỉ là một lỗi sai nhỏ. Cô biết phận mình nên không dám cãi lại. Rồi anh được nước lấn tới. Dần dần anh như ông chủ còn cô như ô sin không dám cãi nửa lời. 

 

Kể đến đây thì cô dừng lại. 

 

“Có lẽ là em đã sai rồi chị ạ. Em sai ngay từ đầu khi chấp nhận làm vợ anh mà chưa hiểu gì về anh. Cái sai tiếp theo là đã nghỉ việc theo lời anh. Tiếp nữa là sự nhu nhược của em trong những năm tháng qua. Nếu không có chị chắc chắn em lại ngu muội nghe theo anh ta rồi p h á bỏ đứa con mình. Em rất biết ơn chị vì đã làm cho em tỉnh ngộ.”

 

“Cô nghỉ được như thế là tốt rồi. Dù sao cũng đã quyết định. Cô đừng nghĩ ngợi gì nữa.”

 

“Vâng em đã thông suốt rồi chị ạ. Nên em mới quyết định gặp chị để thông báo cho chị biết. Em rất biết ơn chị. Chị là một bác sĩ có tâm.”

 

“Tôi nói câu này hy vọng cô đừng buồn. Thật ra anh ta muốn bỏ cô lâu lắm rồi. Đứa bé chẳng qua là cái cớ để buộc cô phải ly hôn mà thôi.”

 

“Vâng. Có lẽ trước đây em mê muội quá nên không nghĩ ra. Giờ thì em đã hiểu.”

 

“Cô cũng không nên trách cứ anh ta làm gì. Thế trước đây anh ta yêu cô thật lòng. Vậy nên mới bất chấp gia đình để cưới cô. Không có tình yêu nào là vĩnh cửu cả. Tôi đoán anh ta cũng không đến nỗi tệ bạc lắm nên cô không cần lo cho đứa con đầu của mình đâu. Trước mắt cô cứ lo cho hai đứa con trong bụng đã.”

 

“Em cảm ơn chị đã cho em những lời khuyên bổ ích này.”

 

“Mọi người đi qua đời nhau đều có duyên nợ với nhau. Có lẽ tôi có duyên với mẹ con cô. Nên những câu Cảm ơn khách sáo như thế này lần sau cô đừng nói nữa nhé.”

 

“Vâng.”

 

“À mà cô tên gì nhỉ, tôi quên mất rồi?”

 

“Em tên Thương ạ.”

 

“Ừ.” Tôi nghĩ đến cái tên mà bố mẹ cô đã đặt cho cô. Chắc ông bà mong muốn con gái mình sau này sẽ được yêu thương thật nhiều. Bố mẹ nào cũng thế. Nhưng cuộc đời thì đâu có như mong muốn. Hèn chi mà cô không muốn về quê. Bởi họ cứ nghĩ rằng con gái họ đang được hạnh phúc đủ đầy trên thành phố. Đứng về góc cạnh một đứa con gái như cô tôi hiểu suy nghĩ của cô chỉ muốn bố mẹ mình được an lòng.

 

Căn phòng trọ của cô nằm sâu trong một ngõ nhỏ. May là ở đây cũng toàn sinh viên nên khá lành. Cô cúi chào tôi một cách kính cẩn. Không hiểu sao tôi có cảm giác như mình là một người chị muốn dang tay che chở cho cô gái này. Nghĩ xong tôi lại tự cười mình. Việc thiên hạ bao nhiêu chuyện mình làm sao mà có thể ôm hết được! Thôi thì gặp người nào âu cũng là cái duyên gặp gỡ. Cảm giác muốn giúp đỡ thì cứ giúp đỡ cho hết lòng. Tôi luôn tâm niệm như vậy dù đôi nước cũng thấy mình thật rỗi hơi.

 

***

Để mọi người không xì xào bàn tán về mình, hôm nay tôi đến thật sớm. Đúng là cái gì bất bình thường cũng khiến người ta chú ý. Mấy cô nhân viên thấy tôi đến hơi sớm quá thì nhìn nhau mắt tròn mắt dẹt.

 

“Các cô đang có ý gì đây?” Tôi nghiêm giọng nói. Thực ra là tôi cố tình làm như thế để tỏ ra mình nghiêm túc.

 

“Không có gì đâu ạ. Bọn em thấy hôm nay bác sĩ hơi lạ lạ.”

 

“Lạ là lạ chỗ nào? Bộ trên mặt tôi có gì à?”

 

“Không có. Bác sĩ lúc nào chả tỏa ra Hào Quang.”

 

Cô y tá nói xong rồi ôm miệng cười hi ha.

 

“Tôi không có thích nịnh nọt nghe chưa?”

 

“Em biết. Chúng em đâu có nịnh.”

 

“Thôi vào làm việc.” Tôi vội giục để tránh đi những câu đùa của mấy cô nhân viên.

 

Một phụ nữ trẻ bước vào để siêu âm thai. 

 

“Bác sĩ! Em thấy trong mình hơi mệt. Mấy ngày nay cảm giác lạ lắm.” Cô gái trẻ em lo lắng nhìn tôi bày tỏ.

 

“Được rồi cô nằm lên đây rồi áo lên cho tôi.”

 

Tôi bôi một lớp gel mỏng trên bụng cô rồi đặt đầu dò di chuyển xung quanh vùng bụng dưới. Tôi tái mặt thì thấy bào thai đã bị lưu rồi.

 

Tôi quan sát biểu hiện của cô gái trẻ. Hình như cô ta đang sợ hãi một điều gì đó. 

 

“Cô có gia đình chưa?” 

 

“Dạ…” cô gái trẻ ngập ngừng.

 

Tôi chú ý từng động thái của cô. Cô gái này cùng lắm là ngoài 20 tuổi. Gương mặt non choẹt. Nước da mai mái xanh. Có vẻ như không được chăm sóc tốt.

 

“Được. Nếu cô không muốn nói thì thôi vậy.” Tôi đặt cái đầu dò xuống bàn làm việc của mình rồi đưa cho cô ta mấy tờ giấy nói:

 

“Cô lau đi. Thai bị lưu rồi.”

 

Gương mặt cô gái tái lại nhưng không có vẻ gì là sốc cả. Tôi nhíu mày nghi ngờ. Một người mẹ bình thường khi nghe tin con mình bị lưu thì chắc chắn không thể có thái độ bình tĩnh như vậy được. Cô gái này có lẽ đã chuẩn bị tinh thần sẵn rồi tuy trông cô ta lúc này khá là đau khổ.

 

“Cô đã làm gì nó đúng không?”

 

“Em… em…”

 

“Tôi là bác sĩ nên cô không cần phải quanh co với tôi. Nhiệm vụ của tôi là chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Bào thai kia cũng là bệnh nhân của tôi.”

 

Cô gái bắt đầu mếu máo.

 

“Em em nghe người ta nói uống nhiều nước dừa thì sẽ p h á t h ai được.”

 

Tôi nhìn vào hồ sơ của cô ta. Nguyễn Thị An 20 tuổi. 

 

“Tôi không hiểu sao giới trẻ các cô bây giờ lại suy nghĩ nông cạn như vậy được! Có rất nhiều biện pháp để tránh thai. Thậm chí p h á t b h ai cũng có rất nhiều biện pháp an toàn. Tại sao cô lại lựa chọn biện pháp không có cơ sở khoa học này? Cô có biết là nó nguy hiểm cỡ nào không? Đúng là nước dừa có khả năng gây sảy thai trong 3 tháng đầu nếu uống quá nhiều. Nhưng nó chỉ có thể làm lưu thai chứ không thể đẩy được thai ra ngoài. Cô hại c h ế t con mình và suýt nữa là hại c h ế t mình. Tôi thật sự không muốn nói những lời nặng nề với cô lúc này vì tôi biết sức khỏe và tinh thần của cô đang rất yếu. Nhưng tôi không thể chấp nhận được một người trẻ ở thời đại này lại có những suy nghĩ lạc hậu và nông cạn như vậy.”

 

Cô gái không nói gì mà cúi đầu khóc thút thít.

 

“Được rồi. Cô đến đây với ai?”

 

“Em đi một mình!” Cô gái khẽ nói.

 

“Bạn trai không đi cùng sao?”

 

Cô gái lắc đầu.

 

Tôi nhìn biểu hiện của cô vừa thương vừa giận. Sao lại có những cô gái dại dột như vậy chứ? Tôi lại muốn mắng cô ta một trận nữa nhưng nhìn bộ dạng cô ta lúc này đã thảm hại lắm rồi. Tôi không nỡ buông lời cay đắng.

 

“Được rồi. Cô cầm giấy này ra làm thủ tục.” Tôi ghi giấy rồi đưa cho cô gái. Cô cầm lấy nhìn tôi với ánh mắt sợ sệt rồi chầm chậm đi ra ngoài.

Tôi dừng lại giây lát thở dài theo dáng điệu thất thểu của cô gái tội nghiệp mà vừa thương vừa giận. Những trường hợp như thế này không hiếm. Nhưng không hiểu sao càng ngày lại càng nhiều. Đáng lẽ thời đại tân tiến rồi thì vốn hiểu biết của con người ta phải đi lên chứ! Sao giới trẻ đã cứ thụt lùi như vậy nhỉ? Thà ngày xưa không có các phương tiện tìm hiểu thì ngu ngơ cho xong. Đằng này bây giờ tiếp cận với báo chí, sách vở, internet đầy ra đó mà không chịu tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Tôi không hiểu giới trẻ bây giờ họ đang làm cái q u á i gì nữa! 

 

Một ngày làm việc căng thẳng của tôi cuối cùng cũng kết thúc vào 6:00 tối. Tôi về nhà thì thấy Thương đang nấu nướng. Lúc trưa tôi có gọi cho cô ấy đến bệnh viện lấy chìa khóa nhà để đến dọn dẹp. Thương ngạc nhiên lắm vì cô không nghĩ là tôi lại có thể tin tưởng cô mà giao chìa khóa nhà cho một người không quen thân. Nhưng tôi nói là tôi tin vào cảm giác và cách nhìn người của mình. Nói là nói vậy thôi nhưng tôi hơi ngường ngượng vì nghĩ đến Phùng. Một bài học vừa mới đây thôi. Tuy nhiên với Thương thì tôi đã có cảm giác khác. Nếu lần này mà tôi nhìn nhầm người nữa thì coi như tôi sẽ chừa dựa vào cảm giác. Coi như là một lần đánh cược nữa. Thậm chí tôi không thèm check camera để xem Thương đang làm cái gì ở nhà mình nữa. Có lẽ là tôi tin vào một nhân cách của mày mẹ hơn.