Chương 229

Chương 228: Đứa con bất đắc dĩ

Đức Tuấn đang kí kết hợp đồng với đối tác thì có điện thoại gọi tới. Anh liếc qua màn hình điện thoại thấy tên của Ý Lan liền tắt máy. Vị đối tác thấy anh vừa nhìn điện thoại đã tắt máy nghĩ rằng vì mình nên Đức Tuấn không nghe điện thoại liền lên tiếng “Ngài tổng cứ nghe điện thoại đi ạ! Chút nữa chúng ta sẽ bàn bạc tiếp. Không cần ngại”

Thực ra đây cũng không phải là một đối tác lớn của công ty, chỉ là một công ty nhỏ. Vị đối tác kia có vẻ rất nể Đức Tuấn, muốn lấy lòng anh nên tỏ ra rất cung kính.

Đức Tuấn cười xã giao xua tay nói

“Xin lỗi! Đã làm phiền mọi người. Không quan trọng. Mọi người cứ bàn tiếp đi”

Mọi người thấy anh đã nói vậy rồi cũng không miễn cưỡng nữa, tiếp tục vào chủ đề chính.

Mãi đến đầu giờ chiều, cuộc họp mới xong, Đức Tuấn mở nguồn điện thoại mới thấy có hơn chục cuộc điện thoại của Ý Lan gọi đến. “Cô ta điện rồi hay sao? Gọi mình nhiều như vậy” Đức Tuấn càm ràm rồi cất điện thoại vào trong túi, cũng chẳng thèm để ý tới chuyện này nữa.

Bà nội Ngô gọi cho Đức Tuấn không được đành gọi cho Đức Tùng nhưng cũng chẳng có ai cầm máy cả. Bà ta không biết rằng, so với Đức Tuấn thì Đức Tùng với Ý Lan như mặt trăng mặt trời. Dùng điện thoại của Ý Lan để gọi cho cậu khác gì mang nhục. Cậu ta không đời nào nhận điện thoại của người đàn bà mà cậu cho là giả vờ điên khùng này, bày mọi trò để hãm hại Uyên Linh. Đã vậy lại còn trơ tráo ngang nhiên lên mặt với người trong nhà họ Nguyễn, cứ coi như thể mình là bà chủ cái nhà này vậy.

Gọi điện xong một hồi không có ai trả lời, bà nội Ngô buồn bực vứt điện thoại của Ý Lan xuống giường.

“Con xem! Nhà bọn họ có ai quan tâm đến con không? Gọi đến cháy máy mà chẳng đứa nào thèm nghe. Bà không hiểu con cứ cố chấp chen chân vô cái nhà đó làm gì”

Ý Lan đang đang ngắm nghía đứa trẻ được mang đến từ mấy tiếng trước. Lúc vừa mang đến nó khóc inh ỏi khiến cô ta vô cùng khó chịu quát um lên. Mãi đến khi y tá dịch vụ vào dỗ và cho ăn sữa nó mới chịu nín. Bây giờ nó đang ngủ say. Cô ta nhìn nó mãi rồi nói “Đứa trẻ này xem ra cũng kháu khỉnh đó. May là nó cũng đẹp trai giống Đức Tuấn”

Bà nội Ngô thấy Ý Lan dường như chẳng thèm để ý đến lời mình nói liền điên lên quát “Ý Lan! Con có nghe bà nội nói gì không đó? Bọn người nhà bên đó còn không nghe điện thoại của con. Có đời thuở nhà ai vợ mình đi sinh mà gọi mãi chồng vẫn không nghe máy không?”

“Bà nổi nóng cái gì chứ! Dù sao cũng đâu phải cháu đẻ thật”

“Nhưng với Đức Tuấn thì cháu chính là đang mang trong mình dòng máu của nó. Vậy mà nó còn không thèm quan tâm đoái hoài gì đến con nó cả. Cháu nghĩ như vậy mà bình thường sao?”

Bà nội Ngô ngày càng mất kiên nhẫn với Ý Lan. Chuẩn bị bao nhiêu thứ đến cuối cùng Đức Tuấn hờ hững chẳng thèm đến. Coi như diễn kịch mà không có khán giả rồi. Có uổng không chứ?

“Bà! Bà đừng nói lảm nhảm nữa được không? Con nhức đầu lắm rồi. Mới thoát khỏi cái của nợ kia được một lúc, không phải mang vác cho nặng nề thì vướng phải cái thằng nhỏ ranh này ăn rồi khóc. Bây giờ nó vừa ngủ được một lúc lại đến lượt bà lải nhải bên cạnh. Con thật không tài nào chịu nổi nữa rồi”

Ý Lan bỗng dưng nổi cáu với bà nội mình lại còn nói những lời khó nghe như vậy. Bà nội Ngô đang lên cơn giận thì chớ lại phải nghe những lời này khiến bà ta phát hỏa.

“Ta nhiều lời, ta làm cháu khó chịu sao? Ta mất công mất sức chuẩn bị bao nhiêu thứ cho cháu, phải bị ông cháu vô tình không thèm quan tâm, mất hết cả thể diện là để nghe những lời này của cháu sao? Ta thật thất vọng về cháu lắm rồi”

Bà nội Ngô đỏ tía mặt, mắt hằn học giận dữ. Không đâu đang lo lắng cho cháu gái lại bị cô ta hất ngược lại. Tất cả những việc bà ta làm là đang bênh vực cho Ý Lan, thấy Ý Lan bị đối xử không công bằng mà nói vài lời đạo lý. Ai ngờ lại bị chính cháu mình đối xử ngược lại như vậy. Bà ta đúng là ngậm cục tức không thể nuốt trôi mà.

Bà nội Ngô rủa xả xong một lúc thì tức tốc mở toang cánh cửa phòng sinh của Ý Lan đi ra ngoài. Vừa đi vừa thở hổn hển. Nếu còn ở lại đó một phút nào nữa chắc bà ta bốc hỏa mà chết mất.

Ý Lan chưa kịp gọi thì bà nội Ngô đã đi ra ngoài mất rồi. Cánh cổng đóng sầm trước mặt cô kêu cạch khiến thằng nhỏ tỉnh ngủ khóc ré lên. Ý Lan lung túng bế nó lên tay nhưng động tác vụng về cộng với thằng bé quá nhỏ cứ tuột xuống khiến nó càng khó chịu khóc ngặt nghẻo.

“Thật đúng là đồ khó ưa”

Ý Lan quẳng thằng bé xuống giường. Nó bị tác động mạnh hoảng loạn càng khóc to hơn. Ý Lan bị kích động ôm đầu hét toáng lên khiến cả một khu vực bệnh viện nơi cô ta sinh cũng phải nghe thấy. Vài người đi ngang qua tò mò chạy vào nhìn thì thấy cảng tượng kinh hoàng. Một đứa trẻ sơ sinh bị quẳng giữa đám chăn mền lẫn lộn đang ra sức khóc ngặt ngẽo. Tiếng của nó rất thang trong đến chói tai. Trên giường là một sản phụ đầu bù tóc rối đang ôm hai tai cũng thét lên. Đôi mắt điên dại nhìn đứa trẻ.

“Cô ta bị điên rồi, sao vứt con mình thế kia?”

“Có phải cô ta bị trầm cảm sau sinh không? Phụ nữ sau sinh thường hay bị như thế lắm”

“Người nhà cô ta đâu? Sao không thấy ai vậy?”

“Cô ta hình như không có chồng. Vì vậy nên mới phát điên đó”

“Cô ta là mẹ đơn thân thì phải”…

Tất cả lời bàn tán đang diễn ra sôi nổi trước cửa phòng Ý Lan. Đứa bé cứ ngày càng ngày khóc lớn đến khản cả cổ họng. Thấy vậy một vài người tỏ ra lo lắng cho đứa trẻ “Cứ để đứa trẻ khóc ngặt nghẽo như vậy cũng không tốt lắm. Mau gọi bác sĩ đi”

Một người trong họ nhanh chân đi gọi y tá đến. Một lúc sau có hai nhân viên y tá cũng vội vàng chạy đến phòng Ý Lan. Thấy có người vào Ý Lan liền dừng hò hết chỉ vào thằng bé “Kêu nó câm mồm cho tôi”

Hai cô y tá sững người nhìn Ý Lan ngạc nhiên như một kẻ tâm thần. “Cô ta điên rồi sao?” Cô kia hỏi cô còn lại. “Thôi đừng quan tâm chuyện của người ta nữa. Dỗ thành bé đi”

Nói xong một cô liền bế thàng bé lên tay, vưa ôm vừa đi đi lại lại hét ru khe khẽ. Bốn phút sau thằng bé liền ngủ trở lại, có lẽ vì nó khóc nhiều quá đã thấm mệt.

“Có chuyện gì thế? Sao các người lại tập trung đứng cả đây?”

Bà nội Ngô kinh ngạc đi vào thì thấy một đám người hiếu kỳ đang đứng trước cửa phòng Ý Lan xì xầm bàn tàn. Lúc nãy vì quá giận cháu gái mới ra ngoài xả hơi một chút cho thoải mái. Mới vừa đi chưa tới ba mươi phút quay về đã có chuyện rồi.

“Người đàn bà đó bị điên rồi? Cô ta ném con mình xuống giường rồi điên dại gào khóc”

“Tôi nói bà nghe hình như cô ta bị chồng bỏ hay gì đó nên trầm cảm. Nhiều người như vậy lắm rồi”

“Cô ta còn chẳng có người thân nào bên cạnh. Hình như cô ta mắc chứng bệnh tâm thần”

“Hay gia đình cô ta vừa bị tai nạn gì đó mất hết chỉ mình cô ta còn sống sót sinh con nên đâm ra bị vậy?”

Mấy người tò mò biện đủ mọi lý do để giải thích cho nguyên nhân điên điên khùng khùng của Ý Lan. Thói đời thường vậy, chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường là vì thế. Người ta thường thích gán lên người khác những câu chuyện kinh hồn bạt vía mà chính người trong cuộc cũng không thể tưởng tượng ra.

Bà nội Ngô nghe một loạt những lời không mấy hay ho về cháu gái mình, lại thêm cái tai nạn của gia đình khiến bà càng nóng mặt.

“Các người nói đủ chưa?” Bà nội Ngô quát lớn.

“Giật cả mình! Bà già này là ai vậy?” Một người trong số họ làu bàu lên tiếng.

“Tôi là người thân của cô gái đó đây. Có tin tôi hiện hồn về bóp chết các người luôn không? Còn không mau cút khỏi nơi đây?”

Bà nội Ngô trợn mắt quát thoát ầm ĩ.

“Lại một bà già điên nữa. Người nhà cô ta đúng là thần kinh một lũ. Chả trách…” Một người trong số họ lầm bầm nói lại.

“Cút”

Bà nội Ngô lớn tiếng.

“Cút thì chút”

Cả đám hóng chuyện nhìn nhau rồi lập tức tản ra ai về chỗ nấy.

Bà nội Ngô vào phòng thì thấy Ý Lan đang ngồi sừng sững trên giường, mặt mày bơ phờ. Thằng nhỏ thì đang được cô y tá bế trên tay.

“Có chuyện gì vậy?” Bà chủ tịch sẵng giọng hỏi hai người y tá. Đây chính là hai nhân viên mà bà đã thuê để chăm sóc Ý Lan và đứa trẻ.

“Cô ấy vứt đứa trẻ xuống giường làm nó hoảng loạn khóc ré lên. Cũng không có chuyện gì nghiêm trọng. Tôi đã ru nó ngủ lại rồi”

Nghe cô y tá trình bày lại sự việc, bà nội Ngô mới trừng mắt nhìn sang Ý Lan “Con sao lại như vậy? Thằng bé đang còn nhỏ mà”

“Bà còn nói nữa! Đang yên đang lành giận dỗi bỏ đi. Chính vì bà đóng sập cửa lại gây ra tiếng động làm nó giật mình tỉnh dậy khóc ré lên không tài nào dỗ được”

“Chỉ vậy thôi mà con cũng làm loạn lên sao? Con có thể bế nó lên để dỗ nó ngủ lại mà”

“Con bế rồi mà nó không chịu nín. Thằng ranh con này chưa gì đã chống lại con rồi”

“Con nói cái gì vậy Ý Lan? Chỉ có chuyện nó khóc thôi mà con không dỗ được. Sau này nó ốm bệnh thì làm thế nào? Không phải bà đã nói trước với con rồi sao? Nuôi một đứa trẻ là việc rất khó khăn. Con cứ làm theo ý mình. Bây giờ mới có một chút chuyện thôi mà đã nổi đóa lên rồi. Sau này biết phải làm sao?”

Bà nội Ngô lo lắng giải thích.

“Con không nuôi nó đâu. Tìm cho nó một vú em là được”

“Nhưng con cũng phải biết điều một chút chứ? Không sợ Đức Tuấn nghi ngờ sao?”