Chương 20

Chương 20:

 

Bước đầu tiên đã xong xuôi. Con bé nằm nghỉ một lúc cho hồi sức và bình tĩnh lại.

 

“Cháu cảm giác như thế nào rồi?”

 

Tôi khẽ hỏi.

 

“Cũng không đau lắm cô ạ.”

 

“Cháu chịu khó nhé. Mọi việc sẽ ổn cả thôi.”

 

“Vâng! cháu cảm ơn cô!” Nó nhìn tôi ánh mắt mệt mỏi nhưng miệng vẫn cười tươi.

 

Tôi đưa con bé ra gặp anh.

 

“Thế nào rồi Ngọc?” Anh dìu con gái rồi lo lắng nhìn tôi hỏi.

 

“Xong rồi anh! Ba ngày sau anh đưa con bé đến gặp em để kiểm tra. Khoảng 10 ngày là có thể tiến hành chọc hút trứng được.”

 

“Ừ! anh biết rồi. Anh cảm ơn em nhiều.”

 

“Anh không cần phải cảm ơn em đâu. Có gì anh cứ gọi điện cho em nhé.”

 

Tôi cười nhìn hai cha con anh. Tự dưng tôi thấy thương con bé quá. Tôi nhớ về chị. Con bé giống cha nhiều hơn giống mẹ nên các đường nét trên khuôn mặt khá đẹp. Nhưng cái cách nói chuyện của nó thì giống mẹ nhiều hơn. Tôi không biết lý do vì sao vợ anh lại mất sớm như vậy. Tôi còn muốn hỏi anh nhiều thứ lắm nhưng thật sự là chưa có dịp nào thích hợp. Bây giờ trước tiên là việc chạy chữa cho cô bé cái đã. Thời gian còn dài mà.

 

Chiều thứ bảy tôi đến thăm nhà anh mà không báo trước cho anh biết. Địa chỉ của anh cũng không khó tìm lắm.

 

Tôi xuống xe nhấn chuông. Cô bé Hồng Ngọc xa mở cửa. Vừa trông thấy tôi nói cười tươi rạng rỡ:

 

“Cháu chào bác sĩ! Sao bác sĩ lại tìm được đến nhà cháu hay vậy?”

 

“Ừ. Cô có xin địa chỉ nhà của bố cháu. Nay rảnh việc Cô đến thăm cháu xem tình hình thế nào. Cháu còn đau không?”

 

“Dạ cũng hơi hơi cô ạ. Thôi cô vào nhà đi cho mát.”

 

Cô bé nhanh nhẹn mở toang hai cánh cửa cổng rộng ra vừa đủ cho xe ô tô của tôi chạy vào sân nhà.

 

“Cháu mời cô uống nước ạ!” Cô bé lễ phép đưa cốc nước lạnh cho tôi.

 

Tôi đỡ lấy cốc nước lạnh từ tay Hồng Ngọc rồi cười hỏi:

 

“Bố không có nhà hả cháu?”

 

“Vâng ạ. Bố cháu hôm nay ở lại bệnh viện. Chắc tối mới về.”

 

“Bố hay về muộn thế này hả?”

 

“Dạ thỉnh thoảng thôi cô ạ. Bình thường buổi chiều bố sẽ về nhà ăn cơm. Hôm nào có ca cấp cứu thì bố sẽ ở lại.”

 

Tôi nhìn xung quanh nhà anh. Ngôi nhà bày biện khá đơn giản. Tôi cũng có thể hiểu được

Bởi vì anh là đàn ông mà lại còn là bác sĩ công việc quá bận bịu. Hồng Ngọc thì chỉ là một cô bé vừa mới lớn lại đang còn đi học. Đúng là ngôi nhà thiếu bàn tay phụ nữ cũng mất đi phần nào sự ấm cúng.

 

Tôi dừng mắt ở ban thờ. Nơi có di ảnh của chị.

 

“Để cô thắp cho mẹ cháu nén hương!”

 

Tôi nói rồi chạy lại bàn thờ lấy 3 que hương thắp cho chị rồi lầm rầm khấn vái. Gương mặt chị còn rất trẻ. Tôi không biết vì sao chị mất và mất vào lúc nào. Tự nhiên tôi thấy lòng mình nặng trĩu.

 

Tôi nhìn con bé rồi kéo nó ngồi xuống ghế nói:

 

“Thật ra cô và bố cháu là bạn học ngày xưa.”

 

“Ôi vậy sao ạ? May quá! Vậy mà bố cháu chẳng nói cho cháu biết gì cả.”

 

“Ừ. Cô cũng có biết mẹ cháu. Nhưng ra trường mỗi người một nơi nên lâu rồi cô và bố mẹ cháu cũng không biết tình hình hoàn cảnh của nhau. Cô không ngờ khi gặp lại thì người đã không còn nữa.”

 

Hồng Ngọc cúi xuống đôi mắt đượm buồn rồi kể:

 

“Cháu cũng không biết mặt mẹ cô à. Mẹ cháu m ấ t vì t a i n ạ n giao thông khi đang mang thai cháu 7 tháng. Cháu may mắn cứu được nhưng mẹ cháu thì không. Lúc đó bố cháu đang đi làm chỉ kịp về nhìn mặt mẹ lần cuối. Mẹ chỉ trăn trối lại với bố một điều là đặt tên con gái mình là Ngọc rồi ra đi mãi mãi.”

 

Nước mắt con bé trải dài trên má khi nhắc lại chuyện đau buồn.

 

Tôi luống cuống nắm chặt tay nó an ủi.

 

“Cô xin lỗi vì đã khiến cháu nhớ lại những chuyện tang thương này. Chuyện qua rồi! Cháu cũng đừng buồn nữa. Mẹ cháu vẫn ở bên cạnh bố con cháu. Mẹ cháu sẽ không yên lòng tí nào khi thấy cháu như thế này đấy.”

 

“Vâng ạ!”

 

Hồng Ngọc ngoan ngoãn cô mím môi nhịn khóc.

 

Rồi nó kể về chuyện bố nó ở một mình nuôi con 16 năm trời mà không đi bước nữa. Cũng có nhiều người đánh tiếng mai mối cho bố nhưng bố nhất định không chịu lấy dì hai. Bố nói bố không muốn con gái sống dì cảnh dì ghẻ Con Chồng. Bố thương cháu vì đã mất mẹ nên không muốn chia sẻ tình cảm với ai nữa.

 

Tôi vỗ vai nó đồng tình với ý nghĩ của bố đó. Tôi hiểu anh vì sao lại ở vậy. Bởi hơn ai hết Tôi hiểu tình cảm của anh và chị ấy quá sâu lặng. Tôi biết khó có người con gái nào có thể thay thế được chị ấy trong trái tim của anh. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi càng mến phục và yêu anh, thương anh nhiều hơn. 16 năm ròng một mình nuôi con gái khôn lớn không có mẹ,không có vợ bên cạnh chẳng dễ dàng một chút nào cả. Hiếm có người đàn ông nào lại có thể chịu đựng được một khoảng thời gian dài đằng đẳng như thế.

 

“Bố cháu là một người đàn ông tốt. Cả bố và mẹ cháu đều là những người sống có đức hạnh. Chỉ tiếc là mẹ cháu đã bỏ lại bố con cháu quá sớm. Nhưng đó là số phận thì không ai tránh khỏi. Giờ cháu phải chăm sóc tốt cho bản thân mình cũng là để trả ơn bố và để mẹ yên lòng.”

 

“Vâng cháu hiểu ạ.”

 

“Cháu hiểu rồi thì từ nay có chuyện gì cố gắng nói chuyện với bố. Cháu đừng ngại. Bố cháu cũng là một bác sĩ. Nên không cần ngại ngùng với ông ấy đâu. Hơn nữa bây giờ ông ấy chỉ còn có một mình cháu thôi. Cháu mà có vấn đề gì thì thật là Cô không dám nghĩ ông ấy sẽ trở thành như thế nào nữa. Cuộc đời của bố cháu đã mất mát quá nhiều rồi. Cháu hiểu ý cô nói chứ?”

 

“Vâng cháu hiểu cô ạ. Nhưng quả thật là những chuyện thế này cháu rất ngại nói với bố. cháu cũng biết bố rất quan tâm đến cháu. Nhưng cô cũng biết đấy Con gái đến tuổi dậy thì có nhiều vấn đề tế nhị lắm không nói được với bố. Cháu thương bố cháu lắm. Cháu cũng không muốn bố cháu lo lắng về cháu. Hồi cháu mới có tháng đầu tiên ấy. Cháu bị nhiều lắm. Dù cháu đã được học ở trường về giáo dục giới tính. Nhưng khi bị Cháu vẫn rất sợ. Nhất là khi cháu ra rất nhiều. Sáng hôm ấy ngủ dậy cháu thấy gra giường mình rất nhiều m á u. Cháu biết đó là kỳ đầu tiên của cháu. Nhưng cháu vẫn sợ. Cháu chờ bố cháu đi rồi mới cuốn chăn màn đem ra giặt. Mấy ngày sau đó Cháu cứ ở bên trong nhà tắm suốt để giặt giũ quần vì nó cứ bị dơ ra ngoài. Không biết tại sao bố cháu lại biết được mà tối hôm đó bố đi siêu thị rồi mua về cả chục loại băng vệ sinh các kiểu rồi bỏ lên bàn học cháu. Bố còn viết cho cháu một mảnh giấy nhỏ nhắn nhủ . Bố viết rằng bố biết con gái đã trở thành thiếu nữ rồi nhưng ngại nói nên bố chạy ra siêu thị mua băng vệ sinh cho con. Nhưng không biết con dùng loại nào nên có bao nhiêu loại bố mua hết về. Cháu vừa cảm động vừa khóc vì thương bố thương mình cô ạ. những kỳ tiếp theo của cháu không giống như các bạn. Mà những đứa bạn của cháu thì chủ kỳ của chúng nó giống như trong sách vở vậy. Tháng một lần. Riêng cháu thì không. Cháu thấy hoang mang quá. Rồi cháu mơ hồ sợ hãi đến một ngày nào đó cháu không giống như những cô gái bình thường. Có nhiều đêm cháu mơ thấy mẹ, cháu vội chạy lại ôm mẹ hỏi han thì mẹ đã biến mất rồi. Cháu cũng sợ mà không dám nói với ai cô ạ.”

 

Con bé nói như thế trải hết cả lòng mình ra với tôi. Tôi nghe mà thương cảm vô cùng. Tôi không hình dung ra nó đã phải chịu đựng những gì trong suốt quá trình nó trở thành thiếu nữ. Ôi những đứa bé gái không có mẹ! Thật đáng thương biết bao!

 

Tôi ngồi dịch lại gần chỗ nó cầm lấy tay nó rồi ôm nó vào lòng mình. Tay tôi vỗ vỗ lên lưng nó.

 

“Tất cả đã qua rồi cháu ạ!”

 

Tôi cảm thấy vai áo mình hơi ươn ướt. Rồi tiếng nấc tủi hờn của một đứa con gái đang tuổi ẩm ương vang lên khe khẽ.

 

Tôi vỗ về nó như một đứa con gái nhỏ của mình.

 

“Giờ có cô rồi. Cháu có chuyện gì có thì nghe nói cho cô biết. Cô sẽ lắng nghe cháu.”

 

Nó khóc hu hu một hồi cho đã cơn hờn rồi nói:

 

“Cô ơi liệu sau này cháu còn có thể sinh con được không ạ?”

 

“Được chứ! đương nhiên là được! Bệnh tình của cháu vẫn chưa quá nặng. Trứng của cháu vẫn còn. Thế nên chúng ta mới đi kích trứng trữ đông cho cháu đây.”

 

“Nhưng cô ơi trứng trữ Đông liệu có thụ tinh được không cô?”

 

“Khoa học bây giờ hiện tại lắm. Trứng trữ Đông thụ tinh tỉ lệ đậu vẫn cao cháu đừng lo.”

 

“Nhưng trứng trữ đông lấy ra lâu như thế rồi liệu em bé sau này có khỏe mạnh, thông minh không cô?” Cô bé vẫn còn thắc mắc lo lắng hỏi tiếp.

 

“Cái này cháu yên tâm. Trứng trữ đông thì chất lượng của nó cũng gần như trứng tươi bình thường.Em Bé sau này của cháu sẽ không có chuyện gì đâu.”

 

“Nhưng cháu vẫn sợ lắm cô ạ.”

 

“Cháu không cần sợ gì cả. Cô cũng trữ Đông trứng giống cháu đấy. Cô năm nay 37 tuổi rồi. Nhưng cô vẫn chưa lập gia đình và chưa có em bé. Thế nên cô đã trữ Đông trứng 10 năm trước rồi. Sau này cháu lấy trứng trữ Đông ra thụ tinh cô cũng sẽ thụ tinh cùng với cháu. Lúc đó hai cô cháu mình đều mang bầu cũng vui phết nhỉ?”

 

Con bé anh nghe tôi nói vậy thì bật cười.

 

“Ôi thế thì con cháu và con cô lại cùng tuổi rồi. Thế thì phải gọi thế nào nhỉ?”

 

Tâm trạng con bé thay đổi hẳn. Tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn. Đúng là cái tuổi dở người lớn dở trẻ con. Mưa nắng thất thường. Tâm trạng thay đổi như thời tiết miền Nam ấy.

 

Thấy nó đã thay đổi tâm trạng tôi chuyển chủ đề:

 

“Thôi muộn rồi cũng đến giờ nấu cơm rồi. Để cô xem hôm nay cháu nấu món gì nào?”

 

Nghe tôi nói vậy nó cười gượng:

 

“Bố không về nên cháu cũng ngại nấu ăn cô ạ. Tí nữa cháu úp bát mì ăn tạm.”

 

“Không được.” Tôi nghiêm giọng.

 

“Cháu đang tuổi ăn tuổi lớn. Với lại đang trong quá trình điều trị bệnh không được ăn qua loa như vậy được. Phải bồi bổ sức khỏe.”

 

Nói xong tôi đứng dậy đi xuống bếp mở tủ lạnh ra xem có gì hay không.

 

Trong tủ lạnh vẫn còn rất nhiều thực phẩm dự trữ. Tôi lấy đồ ăn trong tủ lạnh bỏ vào lò vi sóng rã đông rồi kêu con bé nhặt rau phụ tôi bà làm mấy việc lặt vặt trong bếp. Còn tôi thì xắn tay áo xào đảo. Con bé hồn nhiên nhìn tôi cười và vui vẻ giúp tôi làm việc. Hai cô cháu trở nên thân thiết từ lúc nào tôi cũng không biết nữa.