Chương 16
Chương 16:
Hôm nay tôi đi làm về muộn. Vì hơi mệt nên tôi không tạt qua phòng gym nữa mà chạy thẳng về nhà.
Khi tôi về đến cổng nhà thì trời đã nhá em tối. Có ai đó đang đứng trước cổng nhà tôi dựa vào xong cửa người quằn quại ôm bụng. Tôi lái xe gần lên chút nữa thì phát hiện ra đó là Thương.
“Trời ơi! Thương, cô bị làm sao vậy?”
Thương vừa ôm bụng vừa thở hổn hển:
“Em đau bụng từ trưa đến giờ chị ạ. Chắc là sắp sinh rồi.”
“Được rồi, lên xe tôi chở Thương đến bệnh viện ngay!”
Nói đi rồi tôi gạt cái làn sang một bên dìu Thương lên xe mình.
Thương ngồi ở hàng ghế sau. Thỉnh thoảng lại ôm bụng nhăn nhó.
“Bé đầu Thương đẻ thường hay mổ?” Tôi bắt chuyện để Thương quên cơn đau.
“Em đẻ thường ạ!”
“Vậy tốt rồi. Thương đang có cơn gò tử cung nên khả năng lần thứ hai này vẫn sinh thường được. Chịu khó tí nhé!”
“Dạ vâng thưa bác sĩ. Em chịu được.”
Thương vốn là con nhà nông nên khả năng chịu đau cũng khá tốt so với những cô gái thành phố. Nghe tôi nói vậy Thuơng cố vịn tay vào thành ghế mỗi khi đến cơn gò tử cung chịu đau không dám rên la.
Tôi nhìn qua kính chiếu hậu thấy gì gương mặt cô đau đớn, trán đầm đìa mồ hôi, tôi nói:
“Thương cứ thả lỏng ra đừng cố chịu đựng!”
“Em không sao đâu bác sĩ?” Thương cũng cố trấn an tôi để tôi yên tâm lái xe.
Tuy tôi đã từng đỡ đẻ cho rất nhiều sản phụ rồi nhưng lần này không hiểu sao tôi có phần lúng túng và lo lắng. Có lẽ là do tình cảm của tôi đối với Thương thân thiết hơn những người bệnh nhân khác.
“Á… bác sĩ…em…em…”
Thương cưỡng người lên dường như không thể chịu đựng nổi cơn đau.
“Sao vậy Thương?”
“Hình như em sắp sinh rồi!”
“Cố gắng lên! Còn năm mười phút nữa là đến nơi rồi!”
Tôi vừa nhìn qua kính chiếu hậu quan sát Thương vừa chú ý tăng ga lái xe chạy nhanh thêm một chút nữa.
“Không… không kịp rồi chị ơi!”
Tôi thấy tình hình này nguy cấp quá rồi nên không thể đợi nữa liền táp xe vào bên lề đường.
Tôi mở cửa xe chạy xuống phía hàng dưới xem tình hình của Thương thế nào.
“Dạng chân ra!” Tôi lấy đôi bao tay cao su đi vào rồi kêu Thương mở rộng chân để tôi kiểm tra.
Cửa mình thường đã mở rộng 10 phân. Tôi biết là cô sắp sinh rồi nên chắc đến bệnh viện sẽ không kịp nữa.
“Nào, hít thở thật sâu, thả lỏng người ra rồi bắt đầu rặn!” Tôi hướng dẫn Thương lấy hơi để rặn.
Thương ngoan ngoãn nhìn tôi rồi giữ bình tĩnh hít một hơi thật sâu.
Sau ba hơi dặn thì đứa bé đã lọt ra ngoài nằm gọn trên tay tôi.
Ơn trời! Thương đẻ nhanh quá. Tôi thầm cảm ơn trời phật rồi nhìn cô cười.
Tôi lấy tạm cái khăn của mình quấn cho đứa bé rồi đưa cho Thương da tiếp da với con sau đó chở ngay họ đến bệnh viện.
Trộm vía Thuơng khỏe mạnh thật! Cô đẻ con xong mà cứ như người bình thường ấy. Không thấy đau đớn gì nhiều mà ngồi dậy cho con bú luôn. Đúng là trời sinh voi sinh cỏ. Sau 2 tiếng sữa của Thương cũng về . Tôi nhìn gương mặt của Thương tràn trề hạnh phúc cũng thấy vui vui.
Tôi dặn mấy cô nhân viên y tế chú ý đến thương một chút. Có gì cứ giúp đỡ cô ấy giùm tôi. Được cái họ đều là nhân viên cấp dưới của tôi nên tôi nhờ gì họ cũng giúp được. Nhưng nói là nói thế thôi chứ phụ nữ đẻ một mình cũng nhiều cái bất tiện lắm. Tôi ở lại với mẹ con Thương một đêm rồi sáng mai đi về nhà lấy đi đồ đạc sơ sinh của Thương đã chuẩn bị từ trước mang lên bệnh viện cho cô.
Xong việc, tôi tranh thủ lúc nghỉ giải lao đến thăm Thương. Cô đang lúi húi dọn tả của con bỏ vào cái chậu thau đang định đem đi giặt thì gặp tôi ở cửa.
“Ôi bác sĩ!”
Thương nở nụ cười hồn hậu. Tôi liếc vào thấy con bé đang ngủ ngoan trên giường rồi lại nhìn xuống cái thau quần áo đầy ắp của Thương có chút ái ngại.
“Em tranh thủ con bé ngủ say mang ra ngoài giặt!”
Phụ nữ sau sinh phải kiêng khem nhiều thứ. Tuy bây giờ không kiêng cữ kĩ như các cụ ngày xưa. Nhưng tôi vẫn quan niệm có kiêng có lành. Dù sao thì kiêng cữ được việc gì thì tốt việc đó. Có lẽ Thương ngại không muốn phiền người khác nên mọi việc cô đều tự tay làm dù tôi có nhờ y tá giúp đỡ.
“Thương cứ làm đi để tôi trông con bé cho.”
“Vậy bác sĩ chờ em tí nha!”
Tôi nhờ y tá mua hai hộp cơm và một bát cháo mang vào. Tôi biết Thương chưa ăn gì nên tiện thể gọi luôn để cô đỡ ngại.
Thương tranh thủ giặt giũ nhanh chóng rồi vào phòng. Bàn tay vẫn còn ướt át xoa xoa vào vạt áo.
“Bác sĩ thông cảm! Em phải chờ bé ngủ say mới dám đi làm.”
Tôi nhìn Thương không khỏi xót xa cho người đàn bà có số phận hẩm hiu này. Dù gì cô cũng là bà đẻ vừa sinh con xong. Không chồng bên cạnh đã đành lại không có bố mẹ anh chị em gì, chắc là cũng tủi thân lắm. Ở trước mặt tôi Thương luôn cười nói tỏ ra mình là người mạnh mẽ nhưng tôi biết trong lòng cô hẳn là có nhiều tâm sự. Tôi dù sao cũng là người ngoài nên chắc chắn cô không thể thoải mái mà nhờ vả được.
“Thương này! Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm thích hợp rồi. Thương nên gọi điện về cho mẹ để thông báo cho bà biết tin. Tôi biết Thương vẫn còn ngại nhiều điều nhưng Thương cũng là một người mẹ rồi Thương cũng hiểu đúng không? Con cái những lúc hoạn nạn cũng chỉ mong có mẹ bên cạnh. Nếu bố mẹ mà biết Thương phải vượt cạn một mình như thế này chắc bà sẽ day dứt cả đời này mất. Thương nên gọi cho bà để mẹ con có nhau lúc này. Tôi nghĩ bà có biết chuyện cũng không đến nỗi sốc lắm đâu. Vì dù sao Thương cũng đã đi qua rồi đến bây giờ đã dần ổn định vững vàng chèo lái cuộc đời mình rồi không còn phụ thuộc ai nữa.”
Thương cúi xuống đôi mắt đỏ hoe, sụt sịt nói trong tiếng nấc khẽ:
“Chị nói đúng. Nếu mẹ em biết em như thế này chắc là mẹ đau lòng lắm!”
“Nếu Thương đã thông suốt như vậy rồi thì hãy gọi điện về cho mẹ đi.”
Thương lấy tay gạt nước mắt rồi kể lại cho tôi nghe. Dạo gần đây cô ít khi gọi điện về nhà. Cô sợ mình gọi về nghe thấy tiếng mẹ cô sẽ tủi thân mà bật khóc lên mất. Mấy lần cô cũng định gọi về rồi nhưng cứ lo lắng suy nghĩ mãi rồi dừng lại. Chắc mẹ ở nhà lo lắng cho cô lắm. Mẹ và con luôn có sợi dây linh cảm gì đó rất kỳ lạ. Hơn ai hết cô cũng là một người mẹ nên cô hiểu rõ điều này.
“Nếu Thương ngại thì cứ đọc số đi tôi sẽ gọi cho bác gái nói cho bác địa chỉ của Thương đang ở đây.”
“Vâng. Chị gọi dùm em. Chứ em gọi cho mẹ lúc này chắc là khóc mà không nói được gì mất. Mẹ em lại càng lo thì khổ.”
Thương vừa nói vừa đưa điện thoại cho tôi bấm vào danh bạ gọi.
Tôi cầm lấy điện thoại của Thương áp tai vào.
“Thương hả con? Sao lâu nay không gọi điện cho mẹ hả?” Giọng một người đàn bà cất lên vội vã khi tôi còn chưa kịp nói tiếng alo.
“Cháu là bạn của Thương ạ.”
Vừa nghe thấy tiếng tôi nói không phải là con gái bà thì bà đã vội hỏi:
“Con thương nó bị làm sao hả cháu?”
“Không sao. Cô ấy vẫn bình an. Chỉ là cô ấy vừa sinh con ở bệnh viện. Bác thu xếp lên ngay với cô ấy nhé!”
“Trời nó sinh con rồi sao? Nó có chửa từ hồi nào mà không báo cho tôi hay vậy?”
“Vâng ạ! cô ấy sinh rồi một bé gái. Chiều nay bác lên được thì tốt ạ.”
“Được rồi để chiều nay tôi nhờ Con dâu tôi chở ra bắt xe ra Hà Nội luôn.”
Thương không nói lời nào mà cố gắng chú ý lắng tai nghe từng lời của tôi với mẹ mình rồi bịt miệng lại cố ngăn tiếng khóc.
Tôi đọc địa chỉ bệnh viện cho bà rồi dặn dò lên đến nơi thì gọi điện cho Thương ngay.
Tôi tắt máy. Lúc này Thương mới dám bật khóc thành tiếng.
“Nhà cách có hơn trăm cây số mà gần một năm rồi em không dám về nhà chị ạ.”
“Được rồi. Mọi chuyện đã ổn rồi. Chờ mẹ lên nữa Thương từ từ giải thích với mẹ. Tôi nghĩ giờ bà thấy tình hình con với cháu khỏe mạnh là trên hết rồi bà sẽ không buồn phiền hay trách móc gì Thương đâu.”
“Vâng.”
“Có mẹ có còn lúc này không gì bằng Thương ạ.”
Tôi ôm vai Thương an ủi.
“Tôi mua cơm và cháo cho Thương rồi đấy. Chịu khó ăn đi mà lấy sữa cho con bú. Có gì cứ nhờ cô Hoa y tá ấy. Tôi đã dặn dò cô ấy rồi nên Thương không cần phải ngại đâu.”
Thương ngước mắt nhìn tôi:
“Vâng! Em cảm ơn bác sĩ nhiều!”
Tôi cười rồi đứng dậy.
“Sắp đến giờ làm việc rồi tôi phải về phòng đây. Thương cũng nghỉ tí đi nhé. Có việc gì Tôi sẽ nhờ hộ lý làm giùm cho. Không cần gắng sức nhiều quá sẽ có hại về sau này đấy!”
Thương đứng dậy tiễn tôi ra cửa.
5:00 chiều tôi gọi điện cho Thương hỏi xem mẹ cô đã đến nơi chưa. Thương nói bà đến bến xe rồi. Biết Thuơng không thể ra đón mẹ được. Mà bến xe thì đông người. Một bà cụ 60 tuổi ra thành phố loay hoay không biết đường biết lối thế nào cũng đi lạc. Tôi liền gọi cho grab rồi dặn anh ta gọi vào số điện thoại của bà. Anh tài xế grab này là người quen của tôi nên tôi cũng yên tâm khi giao cho anh ta đi đón bà.
30 phút sau thì anh cũng đã chở bà đến bệnh viện một cách an toàn.
Tôi đích thân ra cổng bệnh viện đón bà dẫn vào phòng của Thương.
“Trời ơi! Thương ơi con đẻ hồi nào mà không cho mẹ hay vậy?”
Bà chạy vào nhìn mặt cháu gái rồi cầm lấy tay con hỏi dồn.
“Con… con…” Thương ngập ngừng rồi nhìn tôi.
Tôi ý tứ rút lui:
“Hai người cứ ở lại đây nói chuyện nhé. Tôi lên phòng làm việc đây.”
Mẹ Thương nhìn tôi hơi ngạc nhiên.
“Không phải cháu là bạn của Thương sao?”
“Chị ấy là bác sĩ ở đây mẹ ạ.” Thương nhìn tôi rồi lại nhìn mẹ.
“Chinh chị ấy đã cưu mang mẹ con con đấy mẹ.”
Bà nhìn con gái không hiểu cô đang nói gì. Thương kéo tay mẹ vào ngồi xuống giường.
Tôi đi ra ngoài khép cửa phòng lại. Như vậy là tôi đã xong nhiệm vụ của mình rồi.
***
Bệnh nhân cuối cùng của buổi sáng nay là một cô bé mới 16 tuổi. Cô bé đến đây khám với lý do là bị mất kinh hơn một năm rồi. Cô bé kể là có kinh nguyệt từ năm lớp 7. Nhưng không đều. Cứ ba bốn tháng mới bị một lần. Đầu tiên cô bé cũng hoang mang lắm nhưng hỏi các bạn thì thấy cũng có đứa như vậy. Thường là lần đầu tiên nên nó hay bất thường. Đến năm lớp 9 thì cô cứ 6 tháng mới bị một lần. Trong khi các bạn bè thì đã ổn định cứ một tháng một lần rồi. Cô bé bắt đầu lo lắng khi thấy mình khác bạn bè xung quanh nhưng không dám nói với người nhà. Vào lớp 10, tình trạng lại càng tồi tệ hơn. Đã 6 tháng rồi không thấy kinh nguyệt xuất hiện, cô bé đọc các thông tin trên mạng thì lại càng hoang mang. Cô đoán mình bị bệnh gì đó nên tự một mình đi khám xem thế nào.
Tôi siêu âm buồng trứng cho cô bé thì vô cùng kinh ngạc phát hiện cô bé bị suy buồng trứng dù tuổi đời còn rất trẻ.
“Cháu đến đây cùng ai?”
Tôi hỏi.
“Cháu đi một mình ạ.”
“Mẹ cháu đâu?”
“Mẹ cháu… mất rồi.”
Cô bé khẽ nói.
“Xin lỗi cháu. Vậy còn bố cháu đâu?”
“Bố cháu đang ở nhà à. Bố cháu không biết chuyện này. Cháu là con gái nên cũng ngại nói với bố những chuyện này lắm cô ạ. Có gì cô cứ nói với cháu ạ.”
Tôi nhìn cô bé có chút ái ngại.
“Chuyện này liên quan rất lớn đến sức khỏe sinh sản sau này của cháu. Nên cô muốn gặp bố cháu để bàn phương án xử lý. Nói như thế này để cháu dễ hiểu. Cháu bị suy buồng trứng khá nặng nên nếu để kéo dài sau này cháu sẽ bị vô sinh. Vì vậy cô mới cần gặp bố cháu để bàn bạc chuyện trữ đông trứng cho cháu.”
Cô bé nghe đến chuyện vô sinh thì sợ hãi hỏi:
“Cháu… cháu sẽ bị vô sinh ư bác sĩ?”
“Đúng vậy nếu cháu cứ để tình trạng này kéo dài mãi.”
Gương mặt cô bé thất thần rồi gục xuống.
“Nhưng cháu yên tâm, Cháu vẫn có thể có con nếu trữ trứng từ bây giờ đến lúc nào lấy chồng thì chỉ cần lấy trứng để thụ tinh với tinh trùng tạo phôi cấy vào tử cung của cháu thì cháu vẫn mang thai bình thường.”
Cô bé em mếu máo không nói gì.
“Nếu cháu không dám nói chuyện này với bố thì cô có thể giúp cháu. Cháu đưa điện thoại của cháu cho cô.”
Cô bé rụt rè móc điện thoại từ trong cặp sách đưa cho tôi.
“Mà bố cháu tên gì vậy?”
“Bố cháu tên Duy ạ.”
“Duy ư?” Tự dưng tôi có chút gì đó giật mình.
Tôi nhìn lại gương mặt cô bé. Đôi lông mày rậm và vầng trán cao. Tôi ngờ ngợ. Miệng lắp bắp “Duy…Duy…”