Chương 10
Chương 10:
“Mẹ! Có chuyện gì vậy mẹ?”
Vân vừa ôm con vừa hỏi, cố nuốt giọt nước mắt chảy ngược vào trong.
Bà Thoa thấy con gái về thì vùng vằng nói:
“Mày vào phòng con Dung mà xem con mày vừa mới làm cái trò gì kìa? Nó đập tan cái lọ nước hoa mười mấy triệu của dì nó đấy.”
Nói xong lại quay sang xỉa xói cháu ngoại:
“Cái lọ nước hoa đấy á bằng hai tháng lương của mẹ mày đấy. Mẹ con mày nhịn ăn nhịn uống cũng không đền được đâu.”
Vừa nói bà vừa ký vào đầu cháu mình.
Vân dang tay ôm lấy đầu con che chở:
“Mẹ! Cháu còn bé, để con dạy lại nó. Mẹ đừng đánh nó tội nghiệp.”
“Gớm! Bé bỏng gì cái loại đấy. Nó giống cái nòi khốn nạn nhà nó chứ đâu. Mày coi chừng không dạy dỗ nó cẩn thận rồi có ngày nó giống như thằng bố nó hại đời con gái nhà người ta.”
Vân muốn khóc nhưng không thể khóc trước mặt mẹ. Cô vừa ôm con vừa xoa đầu nó nói:
“Mẹ ơi! Con xin mẹ! Mẹ có muốn chửi mắng con thế nào cũng được nhưng xin mẹ đừng mắng thằng bé. Nó còn nhỏ, nó không có tội tình gì cả. Chuyện của bố nó không liên quan gì đến nó.”
Bà Thao thấy con gái bênh con thì lại càng tức mà chửi tiếp:
“Mày lúc nào cũng nói con mày còn bé không biết gì. Nó bé đấy nhưng không dạy dỗ nó cẩn thận đi rồi lớn lên cũng theo nòi giống của bố nó. Mày cứ bênh nó cho lắm vào rồi có ngày. Đúng là cái thứ ăn hại, chả được tích sự gì.”
Bà Thao mắng hai mẹ con Vân cho sướng miệng rồi để mặc họ ngồi ôm nhau ở lại, đi vào phòng mình nằm.
Vân bế con xuống bếp, ôm nó dỗ dành.
“Mẹ ơi! Bà ngoại không thương con! Dì Dung cũng không thương con!”
Thằng bé vừa khóc vừa mách mẹ nó. Hồi nãy vì sợ bà nó mà không dám hé miệng.
“Không phải thế! Bà và dì đều rất thương con. Chỉ vì con nghịch nên bà với bà mới mắng con thế.”
“Không phải mẹ ơi. Dì đánh con rất đau. Bà cũng đánh con rất đau nữa. Mẹ nhìn này.”
Thằng bé đưa cái má bên trái bị dì nó tát về phía mẹ nó cho mẹ nó xem. Năm ngón tay in hình trên cái má non nớt của nó vẫn còn hằn rõ, đỏ thẫm. Vân rớt nước mắt xoa xoa má con.
“Không sao! Không sao! Mẹ thương con! Không sao đâu con!”
Thằng bé nằm im trong lòng mẹ nó xong vài phút rồi lại chui ra khỏi vòng tay mẹ nó tụt quần xuống, vạch mông cho mẹ nó xem rồi nói:
“Đây nữa mẹ này! Bà đánh con bằng chổi! Đau lắm mẹ ơi!”
Những vết lằn đỏ hằn lên mông đỏ lửng. Có vài vết rơm rớm máu. Vân nhìn thấy vết thương trên mông con mà tim như bị ai vò nát. Đó là những vết thương do chính bà ngoại nó gây ra sao? Vân nhớ lại ngày xưa, cô cũng từng bị mẹ mình đối xử như vậy. Hễ không vừa lòng với cô là bà lại cầm bất cứ thứ gì vớ được quật vào người cô tơi tả. Nước mắt Vân rơi như mưa. Đau đớn và xót xa. Mẹ cô không hề thương xót đứa cháu ngoại này. Có lẽ vì nó là con trai của đứa con gái mà bà vốn đã không thương rồi.
Vân ôm con vào lòng vừa khóc vừa vỗ lưng nó. Cô nhớ lại những ngày xưa khi bị mẹ đánh đòn. Cô không biết làm gì để vơi bớt nỗi đau đớn oan ức đành đi vào một xó nhà nào đó nằm khóc rồi lịm đi lúc nào không hay. Tuổi thơ của cô không có gì vui vẻ cả. Mặc dù cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình trọn vẹn. Có nhiều đêm cô cứ suy nghĩ mãi không biết có phải mình là con ghẻ của mẹ hay không, tại sao cùng là mẹ sinh ra mà bà lại đối xử với cô và em gái khác nhau một trời một vực như vậy? Hay cô chỉ là đứa con bị ai đó bỏ rơi rồi mẹ cô nhặt mang về nuôi? Không! Nhà cô không khá giả gì. Mẹ cô cũng chẳng thương yêu gì trẻ nhỏ mà mang cô về làm gì. Cô muốn hỏi mẹ nhưng lại không dám mở mồm ra hỏi sợ mẹ chửi rủa, thậm chí là đánh đòn rồi đuổi ra khỏi nhà. Cô không ngờ, cái vòng luẩn quẩn đó giờ lại đang ập lên đầu con trai cô.
Thằng Bi được mẹ ôm ấp dỗ dành thì cũng thấy dễ chịu dần. Với lại, lúc nãy nó khóc nhiều quá, mắt sưng mỏi nên ngủ thiếp đi trên tay mẹ.
Vân ngồi ôm con một lúc cho đến khi con ngủ say thì bế nó lên võng nằm. Đã 10 giờ trưa, cô chuẩn bị đi nấu bữa trưa cho cả nhà. Dung vẫn chưa chịu dậy. Bà Thao thì vừa đi đâu chẳng rõ. Vân một mình lúi húi trong bếp nấu ăn đến 11 giờ trưa mới xong.
***
Vân đi làm tăng ca nữa là được được 8 triệu. Hàng tháng cô đưa riêng cho mẹ 3 triệu chi tiêu ở nhà. Tiền ăn chủ yếu là do cô mua. Thỉnh thoảng thì bà Thoa mua. Đồ dùng của thằng Bi, sữa của nó cũng là Vân mua sẵn. Chắt bóp dằn túi từng đồng không dám chi tiêu cho bản thân, cô mới để dành cho mình được mỗi tháng một triệu phòng thân.
Dung thì khác, cô không cho tiền mẹ theo tháng mà thỉnh thoảng thích thì cho mẹ dăm ba triệu. Có khi hứng lên vui vẻ cô cho cả chục triệu. Bà Dung vui và hãnh diện và cô con gái này lắm. Đúng là đầu tư cho nó ăn học không lỗ chút nào mà.
Bà Thao chăm cháu nhiều thì đâm cáu gắt. Lại thêm cái việc so sánh tiền con gái cho. Người già thường hay thích tiền. Nhất lại là một người ham tiền của như bà Thao.
Thấy tháng nào Vân cũng chỉ cho mẹ có 3 triệu như thế còn Dung thì cho mẹ gấp hai ba lần, lại chẳng phải trông con cho nó, bà càng ngày càng hậm hực với Vân rồi ghét luôn thằng bé. Hai mẹ con Vân nghiễm nhiên trở thành cái gai trong mắt bà. Rồi bà bóng gió chuyện Vân đưa ít tiền. Vân giả lờ đi không hiểu. Bà lại càng tức nên nói thẳng luôn:
“Thằng Bi nó lớn rồi. Tiền ăn uống của nó cũng tăng dần theo. Giá cả thì leo thang. Chi tiêu cái gì cũng đắt đỏ. Mày đưa cho mẹ tháng có 3 triệu chỉ đủ tiền điện, mắm muối chứ chả mua bán được gì. May mà con Dung tháng nào cũng đưa tiền cho mẹ vài ba bận mới có cái mà mua bán. Lại còn tiền cưới xin, giỗ chạp nữa chứ.”
“Vâng! Vậy để con đưa thêm mẹ một triệu nữa.”
“Tiền bạc bây giờ mất giá lắm. Một triệu bạc đi chợ được vài bữa là hết trắng.”
“Dạ! Mẹ thông cảm cho con. Tháng lương con cũng có 8 triệu. Con chi tiêu và đưa cho mẹ thêm 1 triệu nữa là không còn dư dả đồng nào cả.”
Bà Thao nghe xong thì nguýt dài:
“Rõ chán! Đúng là cùng là một mẹ sinh ra mà hai đứa một trời một vực.”
Vân cúi đầu không nói được lời nào. Dù sao thì trong cái nhà này cô chẳng có chút giá trị nào. Cô thua em gái mình về mọi mặt. Bây giờ lại mang cái tiếng bỏ chồng mang con về nhà mẹ đẻ ăn bám nữa chứ. Mà cái tiếng chồng bỏ ở quê nó khủng khiếp lắm. Vân càng ngày càng ít nói, không dám ra đường nói chuyện với ai ngoài việc đi chợ, xong rồi đi làm. Cuộc sống cứ trôi đi một cách buồn tẻ và tủi nhục như vậy.
***
Dung dẫn về một anh chàng khá đẹp trai, ăn mặc bóng loáng. Hai người đi bằng ô tô đỗ trước ngõ nhà cô.
Bà Thao đon đả ra mời chào nói chuyện. Đây chính là chàng rể tương lai của bà.
Hồng Đăng là con giám một giám đốc ngân hàng tư nhân trên thành phố. Anh ta là khách hàng của Dung. Thấy Dung xinh đẹp, Hồng Đăng mê mẩn sắc đẹp của cô gái này rồi tán tỉnh.
Điều kiện như Dung, đương nhiên trai làng theo đuổi không thiếu. Nhưng cô chẳng thèm ngó tới. Trai làng không xứng với cô. Còn những anh chàng xuất sắc thì cũng đi khỏi làng rồi. Có vài người cũng để ý rồi tiếp xúc vài lần rồi không đến nữa. Họ biết, Dung không phải là một người vợ tốt như họ mong muốn. Đàn ông có tài và chín chắn thì chắc chắn không chọn một người như Dung.
Dung hơn ba mươi tuổi nhưng chưa lấy chồng. Tuy nhiên vì có tiền và biết làm đẹp, lại không mó tay vào việc gì nên cô rất đẹp và trẻ trung. Người ta nhìn vào chỉ đoán cô tầm hai lăm là cùng.
Ở công ty, đối tác của cô cũng có nhiều người để ý tán tỉnh. Dung cũng có vài mối tình nhưng chưa ai làm cô thấy xứng đáng để lấy làm chồng. Dung trái tính trái nết. Có lẽ vì cô giỏi và đẹp. Rất ít chàng trai nào có thể chiều chuộng được cô.
Hồng Đăng là công tử con nhà giàu. Học tại chức ngân hàng rồi về làm cho gia đình luôn. Hồng Đăng có hai chị gái cũng làm trong ngân hàng và chưa chồng. Anh ta kém Dung hai tuổi. Gặp Dung, anh ta bị tiếng sét ái tình làm cho ngơ ngẩn nên quyết tán đổ cô.
Dung ban đầu gặp Hồng Đăng thì không ưa cho lắm. Thấy anh ta cứ bị ngu ngơ kiểu gì ấy, kiểu công tử bột chả có chuyên môn gì, nói chuyện lại ẩm ương không phải gu đàn ông cô thích nên ghét ra mặt. Nhưng sau vài lần cộng tác, biết được gia thế của anh, là con trai duy nhất của giám đốc ngân hàng tư nhân, nhà có ba bốn căn trên thành phố. Bản thân anh ta lại si tình, Dung nói gì cũng nghe theo nên cô quyết định yêu anh.
Dung là một cô gái nông thôn. Dù ở làng cô thuộc loại xuất sắc nhưng ra thành phố cũng chẳng hơn ai bao nhiêu. Để mua được một ngôi nhà trên thành phố thì cô phải dành dụm ít nhất là 5 năm. Những người theo đuổi cô đa số là những anh chàng cũng dân nông thôn lên thành phố. Cô không muốn lấy chồng rồi lại ôm một đống nợ trả góp mua nhà. Những người đàn ông đã có nhà có cửa thì lại đã có gia đình hoặc chỉ yêu cô vì nhan sắc chứ không có ý định lấy cô làm vợ. Dung chán chẳng có hứng thú gì với chuyện chồng con cho đến khi gặp Hồng Đăng.
Dung tìm hiểu về Hồng Đăng mới biết, hoá ra không chỉ có cô mà có rất ba bốn cô gái khác đang nhăm nhe cái gia tài đồ sợ của nhà Hồng Đăng. Người yêu cũ của anh ta cũng thỉnh thoảng nhắn tin đòi nối lại. Mấy cô kia cũng là đối tượng có máu mặt chứ chẳng vừa. Dung thấy nếu không nhanh chân thì có thể vị trí kia sẽ bị chiếm mất. Chỉ cần lấy được Hồng Đăng thì cô nghiễm nhiên đã có nhà có cửa, tài sản nhà anh trước sau cũng sẽ thuộc về cô, và điều đặc biệt cô có thể điều khiển được anh ta. Và một kế hoạch được vạch ra, cô quyết định “úp sọt” Hồng Đăng.
Đọc tiếp chương 11 tại đây: Chương 11