Chương 40

Chương 40:

 

Bà Thái đạp xe đến cổng nhà bà Thao, ngó qua ngó lại thấy có chiếc xe ô tô đang đỗ trước cổng. Bà ta dựng xe đạp xuống, lân la lại gần cổng nhìn vào trong nhà.

 

Cổng mở. Người lớn đang trong nhà. Ngoài sân có hai đứa trẻ đang chơi với nhau. Đó chính là thằng Bi và thằng Bo. Bà Thái vừa nhìn qua đã biết thằng Bi là cháu là cháu mình. Quả thực thằng Bi có rất nhiều nét giống Bảo hồi bé. Mới nhìn qua thôi bà đã nhận ra rồi. Bà nghĩ đến thằng Min, đúng là nó chẳng có nét gì của nhà bà cả. Nhìn thằng Bi, bà muốn chạy thật nhanh vào mà ôm nó về nhà mình.

 

“Bà đang làm gì ở đây vậy?” Ông Thanh vừa đi ra ngoài về thấy bà Thái ngó nghiêng ngó dọc vào nhà mình thì ngạc nhiên hỏi.

 

“Tôi… Tôi…” Bà Thái líu lưỡi không nói được gì. Bà ta cúi xuống xấu hổ chạy một mạch ra chỗ cái xe đạp vội vàng lên xe đạp đi luôn, đầu không dám ngoảnh lại.

 

Ông Thanh vừa đi vừa càm ràm: “Chả biết bà ta đến đây làm gì nữa!”

 

“Ai?” Bà Thao nghe chồng nói lảm nhảm thì ngạc nhiên hỏi.

 

“À… bà nội thằng Bi chứ ai. Tự dưng đứng trước cổng nhà mình ngó nghiêng vào làm gì không biết.”

 

Vân và Phương nghe bà ông Thanh nói vậy cũng ngạc nhiên nhìn nhau.

 

“Bà nội thằng Bi hả bố?”

 

“Ừ!”

 

“Chắc lại muốn đến giành con giành cháu chứ gì?” Bà Thao bĩu môi: “Cái thứ ăn ở bạc như vôi ấy thì cháu chắt cái gì chứ! Để tôi mà bắt gặp lần nữa thập thò ngoài cửa nhà tôi thì đừng có trách!”

 

Nói xong, bà quay ra cổng kêu lớn:

 

“Bi, Bo đi vào nhà chơi ngay!”

 

Thằng Bi nghe bà nó quát thì ngay lập tức đứng dậy. Nhưng thằng Bo thì không. Nó hình như nhờn với lời nói của bà ngoại nó rồi.

 

“Bo, bà ngoại biểu đi vào nhà kìa.” Thằng Bi cúi xuống nhắc khẽ em nó.

 

Thằng Bo Dương mắt nhìn anh nó rồi lại tiếp tục chơi tiếp. Thằng Bi thấy không thể gọi được em liền chạy lại chỗ mẹ nó. Bà thao thấy thằng Bo không nghe lời mình thì ngượng lắm liền quát lên: “ Bi có đi vào nhà không hả?”

thằng Bo vẫn gương mắt nên nhìn bà ngoại nó trân Trân rồi lại cúi xuống chơi tiếp.

 

 Bà thao nổi giận đùng đùng đứng phắt dậy, mặt hầm hầm đi ra sân xách một tay thằng Bo lên tét vào mông nó hai ba cái liên tục.

 

 Thằng Bo lần đầu tiên bị bà ngoại nó đánh thì nó không những không sợ mà còn nằm lăn xuống đất khóc ầm lên. Bà thao càng tức điên người lên định đánh nó tiếp thì Vân đã lại đứng trước thằng Bo nói:

 

“Mẹ! mẹ đừng đánh cháu nữa!”

 

 Vân vừa nói vừa nâng cháu dậy nựng nó: “Thôi được rồi Bo ngoan đứng dậy với dì nào. Cháu nằm lăn xuống đất thế này con vi trùng sẽ chui vào người gây bệnh đấy. Lúc đó phải lên viện tiêm đau lắm.Bo có sợ không thằng?”

“Bo nghe gì nó nói như vậy thì lật đật vội đứng dậy túm lấy tay Vân.

 

“Từ nay bo phải vâng lời bà ngoại nghe chưa? Như thế mới là bé ngoan cô giáo mới khen các bạn mới yêu quý bo chứ.

 

Thằng Bo đứng yên ngoan ngoãn nghe lời gì nó rồi gật gật. Bà thao vừa xấu hổ vừa tức, không nói gì liền quay mặt bỏ đi vào nhà.

 

Từ ngày gặp được cháu nội bà Thái nung nấu ý định sẽ đòi cháu về cho bằng được.  Chả biết bà hỏi thăm ở đâu được địa chỉ trường học của thằng Bi bà tự mình đạp xe lên tận xã trên chờ đón nó đi học về.  Bà đứng ở cổng trường, chờ mãi tiếng trống vừa vang lên bà đã chạy sấn lại chỗ cánh cổng chen chút. Nhưng trẻ con và phụ huynh quá đông. Họ chen lấn xô đẩy nhau. Bà Thái già rồi lại cứ chăm chăm nhìn vào sân trường tìm cháu nên không để ý bị một người đàn bà đằng sau xô đẩy ngã  ngã lăn quay xuống đất.

 

“Cô điên à, sao đẩy tôi?” Bà Thái bị đẩy ngã đau quá tức giận chửi đổng lên.

 

“Bà điên này! Người ta đang đứng cứ xô xô đẩy đẩy chen lấn cho lắm rồi ngã, còn chửi người ta sao?” Người phụ nữ to như hộ pháp, gương mặt hầm hầm chửi tay đôi với bà Thái.

 

“Loại mất dạy! Không biết nhường nhịn người già cả.”

 

Bà Thái vẫn không buông tha chửi tiếp.

 

“Bà nói ai mất dạy hả?” Người phụ nữ lăm lăm nắm đấm sấn sổ lại gần bà Thái.

 

“Thôi thôi được rồi! Bà ấy già cả rồi. Chị chấp bà ấy làm gì.”

 

Mấy người phụ huynh gần đấy thấy vậy cũng vào can ngăn. Người phụ nữ lúc này mới nguôi giận nói:

 

“May cho bà đây là trước trường học, tôi không muốn gây gổ làm ảnh hưởng đến nhà trường. Chứ bà ngoài đường thì xác định gãy răng với tôi. Già cả rồi thì phải ăn nói cho nó đàng hoàng. Cái loại già mà mất nết cho bà thì chắc con cháu cũng chả ra gì. Xui cho đứa làm làm con làm cháu của bà.”

 

“Mày! Mày dám!” Bà Thái cố đứng dậy chửi vài ba câu nữa nhưng người phụ nữ kia đã nhìn thấy con gái cổ liền đi lại dẫn con bé ra chỗ xe của mình.

 

Bà Thái được mấy người bên cạnh đỡ dậy nhưng vẫn hùng hổ lắm:

 

“Cái loại đàn bà hung hãn, xui cho đứa nào lấy phải mày thì có!”

 

“Thôi bà! Người ta đi rồi, bà chửi có được gì đâu. Bà coi cháu ra chưa mà rước nó kẻo nó đi lạc kìa.”

 

Bà Thái nghe xong mới sực nhớ ra là mình đang lên đây để đón cháu. Bà nhìn quanh quẩn vẫn không thấy bóng dáng thằng Bi đâu. Cổng trường đó vơi bớt người. Bà Thái chạy cả vào sân trường tìm cháu nhưng chỉ còn dăm bảy đứa chưa có bồ mẹ đón ngồi trên ghế đá chờ phụ huynh. Trong số đó vẫn không có thằng Bi. Bà Thái hỏi thăm mấy đứa đó nhưng toàn những đứa lớp trên, chúng không biết thằng Bi là đứa nào.

 

Chờ một lúc nữa thì bảo vệ kêu bà ra ngoài cho người ta đóng cửa trường. Cuối cùng bà Thái cũng phải ra về. Bà Thái tập tễnh đi lại chỗ cái xe đạp đang dựng ở góc đường của mình. Cánh tay và cẳng chân bị xước một mảng dài rớm máu. Bà cũng chẳng hề để ý tới.

 

Bị xô xát té ngã, bà Thái vẫn quyết không bỏ cuộc. Bà nhờ người hỏi thăm được xã Vân ở rồi lần mò đi lên tận nơi để tìm. Vân làm bác sĩ Đông y nổi tiếng khắp vùng nên vừa nhắc đến tên người ta đã biết. Họ chỉ đường đến tận nhà cho bà Thái.

 

Bà đến nhà Vân nhưng không dám vào. Cứ đứng thập thò ngoài cửa mãi ngoài bờ rào. Bà mải đứng ngắm thằng Bi đang chơi ngoài sân đến tận chiều tối vẫn chẳng hay. Càng ngắm càng thấy nó giống hệt Bảo ngày nhỏ. Bà hối hận vô cùng. Chính bà đã đuổi đứa cháu nội duy nhất ra khỏi nhà. Giờ còn mặt mũi nào đến mà đòi nó về được chứ. Nhìn thằng cháu to cao đẹp trai ngời ngời ra, bà tiếc lắm. Càng tiếc càng thấy trách giận bản thân mình ngu muội để mất con dâu, mất đứa cháu nội này mà rước một đứa con gái lẳng lơ mất nết về còn nuôi con tu hú cho nó nữa.

 

Đang suy nghĩ miên man thì bà bất chợt nghe tiếng còi ô tô vang lên từ đằng sau. Bà giật mình vội lau nước mắt rồi lên xe đạp thụp mạng như kẻ cắp bị bắt quả tang.

 

Phương bước xuống xe thì bà Thái đi đi xa một đoạn rồi. Nhưng anh cũng kịp nhận ra đó là mẹ chồng cũ của Vân.

 

Phương vào nhà. Vân đang nấu cơm. Thằng Bi thấy Phương đến thì bỏ dở đống xếp hình lego chạy đu lên người anh bám lấy.

 

“Hôm nay chú đến muộn rồi nhé!”

 

“Ừm! Chú xin lỗi! Có ca cấp cứu nên chú phải ở lại hơi muộn. Đây chú đền cho Bi đây.”

 

Phương đưa cho nó một hộp kem sầu riêng thằng Bi thích nhất bỏ sẵn trên xe.

 

Thằng Bi nhận được hộp kem thì mừng rỡ cầm lấy: “Ôi kem sầu riêng. Chú Phương là năm bờ oăn!” nó reo lên sung sường rồi chạy tọt vào trong nhà.

 

Phương đi vào bếp. Vân vẫn còn lụi hụi xào đảo trên bếp. Dáng vẻ của một người phụ nữ đảm đang, dịu hiền. Phương thấy rất ấm áp khi nhìn thấy Vân làm việc say sưa như thế này. Anh tiến lại đằng sau, vòng tay ôm qua eo Vân.

 

“Sao nấu muộn thế em?”

 

“Thì anh nói về muộn còn gì? Em chờ ăn để nấu thức ăn cho nóng. Cơm em cắm chín rồi.”

 

Lời nói của Vân nghe thì thầm ngọt như mía lùi. Phương rất hạnh phúc. Ngày nào về cũng có người chờ cơm sẵn. Cơm canh lúc nào cũng nóng sốt. Anh như sống lại những ngày ấu thơ khi còn mẹ. Khoảng thời gian đó, cuộc sống thật ấm áp hạnh phúc tuy thiếu vắng bóng dáng của cha. Sau này, mẹ mất rồi anh thấy cuộc đời thật tẻ nhạt. Anh đắm mình trong công việc lấy đó làm lẽ sống cho quên đi cái chán nản ở đời. Không ngờ rằng, anh lại có thể tìm lại được cảm giác ấm áp hạnh phúc ở nơi người phụ nữ này. Phương biết ơn cô, biết ơn cuộc đời vô cùng.

 

“Cảm ơn em! Người phụ nữ của cuộc đời anh!” Phương hôn lên gáy Vân.

 

“Anh này thật! Con nó nhìn thấy thì sao chứ!” Vân ngượng đến đỏ cả mặt.

 

“Kệ đi! Con biết bố mẹ nó yêu nhau như vậy càng mừng chứ sao!”

 

Phương lì lợm ôm chặt lấy Vân vào ngực mình mặc cho cô đang còn bận rộn với cái chảo trên tay còn nóng.

 

“Được rồi! Thả em ra đi, bỏng bây giờ!”

 

“Em bỏ ra đấy đi! Lát anh rửa cho.”

 

“Thôi để em rửa mấy cái này đi cho đỡ chật chội.”

 

“Cứ để đấy cho anh!”

 

Phương lấy cái cán chảo từ trên tay Vân bỏ vào bồn rửa bát rồi tự mình dọn bát đũa bỏ vào mâm rồi bê lên bàn. Việc của Vân là nấu ăn. Còn lại là việc của Phương. Hai người đã giao kèo như vậy.

 

Bữa cơm diễn ra nhanh gọn và ấm cúng như một gia đình thật sự. Thằng Bi cứ thấy Phương đến là nói nhiều hẳn lên. Giống như nó tìm được chiến hữu vậy. Vân nhường lời cho hai chú cháu bàn chuyện trên trời dưới đất, chuyện của những người đàn ông mà như thằng Bi nói, “mẹ chả hiểu được đâu”. Có Phương, căn nhà của mẹ con Vân như có thêm nguồn sinh khí mới.

 

Thằng Bo được Phương dạy học cho một lúc thì đến giờ đi ngủ. Vân vẫn còn cặm cụi bên những nong thuốc Nam. Phương xong việc dạy học cho con cũng lại chỗ Vân làm việc lấy cái gế con ngồi xuống giúp cô bó thuốc.

 

“Vân này! Hồi nãy anh gặp bà nội cu Bi. Bà ấy đứng ngoài cổng thập thò nhìn vào trong nhà nhưng không dám vào. Vừa thấy anh thì bà ấy đã bỏ chạy đi mất.”

 

Vân nghe Bảo nói thì ngừng tay lại.

 

“Bà ấy đến tận đây sao?”

 

“Chắc là muốn được gặp cháu.”

 

“Vâng!” Vân thở dài: “Nghe nói đứa con của vợ hai không phải con ruột của anh Bảo. Với lại, hình như anh ấy bị vô sinh rồi.”

 

Vân nói với Phương. Cô cũng nghe mấy người bạn cùng làng mình kể về chồng cũ của cô như vậy.

 

Phương suy nghĩ một lúc thì nói:

 

“Ý em thế nào?”

 

“Em… Em… Cũng không biết nữa. Em chỉ sợ bà ấy đến bắt con về.”

 

“Em đừng sợ! Bà ta không thể làm thế và cũng không có quyền làm thế. Thằng bé đã hơn 7 tuổi, nó có quyền theo bố hay mẹ. Với lại em nuôi nó từ nhỏ, bố nó có ngó ngàng gì đâu. Giờ anh ta lại có tiền án tiền sự nữa, anh ta không thể nào đòi được quyền nuôi con.”

 

“Vâng! em cũng biết thế. Nhưng bà ấy đã tìm được đến đây rồi…” Vân lo lắng.

 

“Vân! em quên bây giờ em đã có anh rồi sao? Em không còn là Vân của trước đây nữa. Em không phải sợ ai hết.”

 

Phương nắm lấy tay Vân nhìn sâu vào mắt cô khẳng định lại chủ quyền một lần nữa.